Hơn nữa, mỗi năm số lượng các chuyến đi vào vùng biển như vậy đang tăng lên, Piotr Tsvetov, nhà quan sát phân tích của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Có phải Trump phạm lỗi trong tất cả mọi việc?
Theo thông tin này, những số tài liệu như vậy đã không được công khai trước đó, năm 2015 có hai chuyến như vậy, năm 2016 — ba lần, năm 2017 — sáu lần , năm 2018 — năm lần , và năm 2019 — chín lần. Cho đến năm 2014, lính hải quân Hoa Kỳ đã không thực hiện các hành động như vậy. Thế thì, điều gì đang thúc đẩy Washington làm những điều mà bạn sẽ gọi là hành động khiêu khích?
South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) coi Biển Đông là điểm nóng chính trong sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Và trong khi dưới thời Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ-Trung có nhiều khả năng hợp tác hơn là đối đầu, dưới thời Tổng thống D. Trump, chúng trở nên thù địch vì nhiều lý do, bao gồm vì quan điểm khác nhau về quyền công dân và sở hữu trí tuệ, vì Đài Loan và thương mại lẫn nhau. D. Trump quyết định giải quyết những vấn đề gây tranh cãi vĩnh cửu này bằng các biện pháp cứng rắn, không thỏa hiệp.
Do đó, các tàu chiến Mỹ, vốn đã trong tình trạng trực thường xuyên từ lâu ở Biển Đông, dưới thời D. Trump bắt đầu hành xử bất chấp hơn ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Đánh giá khác nhau của Washington và Bắc Kinh
Về phía Mỹ, các hành động của hạm đội của họ được giải thích bởi mong muốn duy trì tự do hàng hải như một vấn đề nguyên tắc. Bonnie Glaser, giám đốc dự án Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington, trong khi giải thích những hành động này, đã cho rằng điều này rất quan trọng đối với Hoa Kỳ là đưa ra tuyên bố nghiêm túc bằng cách họ sẽ bay, bơi và hành động ở những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép".
Bắc Kinh cũng không phủ nhận nguyên tắc hàng hải tự do. Nhưng Bắc Kinh coi những hành động như vậy của Washington là mong muốn của chính quyền Mỹ trong việc bảo vệ quyền bá chủ của họ ở Thái Bình Dương.
Thật khó để tin rằng người Mỹ lo lắng về khả năng tàu của họ đi qua vùng biển của Biển Đông. Những con tàu nào quân đội đã đến để giải cứu? Riêng cá nhân tôi không biết các trường hợp tàu buôn Mỹ bị giam giữ ở Biển Đông. Bắc Kinh cản trở công việc của các công ty Nga, công ty của Scandinavi, của Ấn Độ đã tham gia hoặc sẽ thực hiện thăm dò dầu khí trên thềm Biển Đông, nhưng không phải là các công ty Mỹ. Do đó, thật khó để tin rằng người Mỹ chỉ quan tâm đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ngoài việc phấn đấu trở thành ông chủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, - theo John Power, một nhà báo từ South China Morning Post, Washington muốn cho các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Indonesia) biết rằng Mỹ quan tâm đến sự an toàn của họ. Tuy nhiên, đây là một lập luận đáng ngờ - ít người trong khu vực tin rằng Hoa Kỳ sẽ đến viện trợ cho bất kỳ quốc gia ASEAN nào trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Bắc Kinh trong toàn bộ câu chuyện này cũng không có vẻ tội lỗi nếu không có tội. Những tuyên bố của Trung Quốc đối với phần lớn lãnh hải tại Biển Đông bị giới hạn bởi « đường lưỡi bò 9 đoạn», không có căn cứ từ quan điểm của luật pháp quốc tế, cũng như không có lý do gì để tính từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ vùng biển của CHND Trung Hoa.
Từ lập trường của một số quốc gia Đông Nam Á, hành động của cả Bắc Kinh và cả Washington đều vi phạm chủ quyền của họ, vì tàu của cả hai quốc gia «thậm thụt» thậm chí đi vào lãnh hải của các quốc gia này mà không được phép.
Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu là mối đe dọa thực sự đối với hòa bình ở Đông Nam Á.