Hoa Kỳ hăm dọa trừng phạt Indonesia. Vì cái gì chứ?

© Sputnik / Iliya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhMáy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các phóng viên từ hãng tin uy tín Bloomberg giả định rằng dưới áp lực của Washington, rất có thể Indonesia sẽ từ chối mua vũ khí của Nga và Trung Quốc, chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo.

Lối chơi bẩn để đấu với các đối thủ cạnh tranh

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với Bloomberg rằng Hoa Kỳ đã đề nghị tất cả các đồng minh và đối tác của mình hãy từ bỏ các giao kèo mới về mua thiết bị quân sự của Nga để tránh đòn trừng phạt theo «Đạo luật chống lại các đối thủ của nước Mỹ bằng phương tiện trừng phạt» (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act - CAATSA). Đạo luật này được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký duyệt vào mùa hè năm 2017.

Su-35 - Sputnik Việt Nam
Indonesia không vì Hoa Kỳ mà hủy việc mua chiến đấu cơ Su-35

Mục đích của nó là áp dụng biện pháp trừng phạt chống Nga, Trung Quốc, Iran và CHDCND Triều Tiên, những nước mà như ai cũng rõ, chính thức «được» Nhà Trắng coi là đối thủ của Hoa Kỳ và thông qua biện pháp trừng phạt kinh tế, Washington cố tác động đến chính sách đối nội và đối ngoại của những quốc gia đó. Giải thích văn kiện luật này một cách rộng hơn, Hoa Kỳ có thể áp dụng thủ pháp trừng phạt với bất kỳ quốc gia nào «dám» hợp tác với Nga, Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự.

Tuy nhiên, đằng sau những ngôn từ khoa trương về «sự cần thiết đảm bảo an toàn cho người Mỹ», vẫn hiện hiện mong muốn tầm thường là loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường vũ khí nhiều lợi nhuận. Cũng rõ là trong thời gian gần đây, các sứ giả của Donald Trump đã đi khắp các nước ASEAN, ra sức thuyết phục các chính quyền địa phương hãy mua vũ khí Mỹ chứ đừng mua của Nga.

Indonesia là khách hàng lâu năm mua vũ khí Nga, ngay từ thời ông Ahmed Sukarno đứng đầu đất nước. Chính phủ hiện tại của ông Djoko Vidodo đã lên kế hoạch mua của Nga 11 máy bay Su-35. Nhưng Nhà Trắng đã cho người ta hiểu rõ rằng nếu điều đó diễn ra thì Washington sẽ áp đặt trừng phạt chống Jakarta. Phía Indonesia đình chỉ các công việc theo giao kèo này, thậm chí từ trước đó đã từ chối đàm phán với Trung Quốc về hợp đồng mua những con tàu tuần tra, cũng bởi áp lực của Hoa Kỳ.

Người châu Á thích vũ khí Nga hơn là vũ khí Mỹ

Trực thăng MH-60R Seahawk  - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ muốn ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật – quân sự 10 tỷ đô la với Hoa Kỳ

Có thể điều thúc đẩy Hoa Kỳ tới lối hành xử xấu xa như vậy trên thị trường vũ khí là một thực tế khách quan - Nga luôn là nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước Đông Nam Á. Từ năm 2010 đến 2017, Matxcơva đã bán được 6,6 tỷ USD vũ khí đến khu vực này, trong khi Hoa Kỳ chỉ đạt doanh số 4,5 tỷ USD trong cùng thời gian. Khách hàng lớn mua nhiều thiết bị quân sự của Nga là Việt Nam, chiếm 78% tổng xuất khẩu vũ khí Nga tại khu vực.

Xuất khẩu vũ khí của Nga sở hữu không ít lợi thế so với Mỹ. Thứ nhất, công nghệ Nga nổi tiếng về độ bền «nồi đồng cối đá». Thứ hai, giá rẻ hơn. Chẳng hạn, hệ thống tên lửa phòng không S-400 có giá chỉ bằng một nửa so với «Patriot» của Mỹ. Ngoài ra, phía Nga sẵn sàng theo phương thức trao đổi hàng, ví dụ, đang cung cấp vũ khí để nhận dầu cọ từ Indonesia.

Luận chứng thứ ba không kém quan trọng thiên về lợi thế của vũ khí Nga. Giao kèo bán vũ khí của Nga không gắn kèm các điều kiện chính trị và ý thức hệ. Trong khi đó, người Mỹ thường kè kè kiểm tra gắt gao để những người mua thiết bị kỹ thuật của họ phải tuân thủ tiêu chuẩn nhân quyền theo chuẩn mực phương Tây. Năm 2016, Hoa Kỳ từ chối cung cấp súng trường cho chính quyền Philippines vì khách hàng này đã chiến đấu chống kinh doanh ma túy nhưng không theo quy tắc của Mỹ. Còn trước đó, vào năm 1989, phía Mỹ từ chối Bắc Kinh vì các sự kiện trên Quảng trường Thiên An Môn. Hồi đầu những năm 1960, người Mỹ đã áp đặt cấm vận vũ khí đối với Indonesia, khi Chính phủ nước này quyết định sáp nhập Tây Irian. Nga bán hàng xuất phát từ quy tắc thương mại, không chú ý đến yếu tố chính trị và hệ tư tưởng.

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa phòng không S-400
Hoa Kỳ hăm dọa trừng phạt Indonesia. Vì cái gì chứ? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Không ai sợ những hăm dọa của Hoa Kỳ

Tất nhiên, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới, các nước khác khó lòng tranh cãi về điều này. Dù vậy, mọi người vẫn biết rõ những trường hợp mà người Mỹ không mãn ý. Cách đây chưa lâu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ ký kết hợp đồng với Nga về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nhà Trắng đe dọa hai nước này bằng biện pháp trừng phạt. Nhưng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã phớt lờ tiếng quát tháo của Mỹ.

Và ở chính Indonesia, mọi sự trên bình diện này cũng chưa đi đến chung cục chắc chắn. Cùng với vũ khí, người Mỹ đòi Jakarta phải từ bỏ không được sử dụng công nghệ của công ty Trung Quốc Huawei, thế nhưng người Indonesia đâu có tuân theo dẫn dắt như vậy. Việc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga cũng chưa đóng lại. Giống như bất kỳ đất nước nào khác quan tâm đến hình ảnh tự chủ của mình, người Indonesia thích đa dạng hóa các nguồn đảm bảo an ninh quốc gia. Có thể là giao kèo về các máy bay Su-35 vẫn sẽ được bảo lưu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала