Trước đó Roscosmos thông báo rằng việc phóng trạm vũ trụ này bị hoãn từ năm 2020 sang năm 2022 để thử nghiệm thêm nhóm thiết bị mới được hoàn thiện và phiên bản phần mềm cuối cùng, cũng như do ảnh hưởng từ đại dịch coronavirus.
“Công việc trong năm vừa qua đã diễn ra 24 giờ trong một ngày, bảy ngày trong một tuần và bây giờ vẫn đang tiếp tục với tiến độ không hề chậm trễ, bởi vì có những công việc phải hoàn thành trước khi chuyển sang giai đoạn làm việc tiếp theo với thiết bị. Trong vòng ba đến bốn tháng cần hoàn thành tất cả các công đoạn”, ông Khaylov nói.
Theo ông, các cuộc họp về công tác tổ chức sẽ bắt đầu trong tuần này, tại đó cùng với các đồng nghiệp châu Âu, Roscosmos và Viện hàn lâm Khoa học Nga sẽ xây dựng lịch trình làm việc cho giai đoạn còn lại.
“Không có lúc nào giãn việc. Vào năm 2022, chúng tôi cần đưa ra chứng nhận bảo hành 100% đối với tất cả các máy móc thiết bị, hệ thống trong khoang và các cấu kiện cho chuyến bay. Cần thực hiện toàn bộ chu trình thử nghiệm. Đây là một dự án rất tốn kém. Thực chất các chi tiết thiết bị trị giá tới hơn 1 tỷ EUR, vì vậy bảo đảm gần như 100% sứ mệnh sẽ thành công”, ông nói.
Đồng thời, ông Khailov đánh giá mức độ hợp tác với châu Âu hết sức cao:
"Chúng tôi chưa bao giờ có được mức độ hợp tác như vậy với sự đan xen của các công nghệ châu Âu và Nga".
“Đúng như vậy, chúng tôi có các máy móc dụng cụ châu Âu được lắp đặt trên thiết bị của Nga, chúng tôi cũng có, ví dụ như các thiết bị trong nước được lắp dặt trên tàu vũ trụ nước ngoài. Và ở đây đang tạo ra thiết bị tích hợp trong đó tất cả các hệ thống đan xen lẫn nhau”, vị quản lý cao cấp nhận xét.
Về phần mình, lãnh đạo khoa học của Viện nghiên cứu vũ trụ thuộc Viện HLKH Nga Lev Zelenyi nói đùa rằng việc hoãn vụ phóng cũng có mặt tích cực:
”Cái chính là chúng tôi sẽ không đưa coronavirus lên Sao Hỏa”.