Thế giới quay cuồng chống Covid-19, Trung Quốc âm thầm nghiên cứu ở Trường Sa

© REUTERS / U.S. NavyTàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông
Tàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi thế giới đang hoảng loạn, quay cuồng chiến đấu với Covid-19 thì Trung Quốc đã âm thầm khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới ở Trường Sa, Biển Đông.

Vẫn là giọng điệu cũ, như Tân Hoa Xã cho hay, việc xây dựng các trạm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nằm trong kế hoạch tăng cường năng lực khai phá và cung cấp các sản phẩm về khoa học và công nghệ biển/hàng hải đáp ứng nhu cầu của cả Trung Quốc và các nước ven Biển Đông.

Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa

Vừa qua, Trung Quốc đã đưa hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) vào hoạt động. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang vật lộn với cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông

Hai cơ sở nghiên cứu này chịu sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). Tổ hợp gồm nhiều labo nghien cứu về sinh thái học, địa chất học và môi trường, Tân Hoa Xã cho biết.

Hãng thông tấn hôm 20.3 cho biết, hai trạm nghiên cứu mới này sẽ hỗ trợ các chuyên gia điều tra thực địa, lấy mẫu và nghiên cứu khoa học tại "Nam Sa", vốn là cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bản tin dẫn lời một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết “cơ sở nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu”  được thiết lập với hai trạm nghiên cứu mới cùng một trung tâm nghiên cứu, được xây dựng trước đó trên Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) có 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng mà Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và Đá Subi là 3 trong số đó. Trong những năm vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các thực thể này, biến chúng thành tiền đồn ở Biển Đông.

Trung Quốc toan tính gì khi xây hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa

Việc xây dựng các trạm nghiên cứu của CAS nằm trong kế hoạch "thúc đẩy năng lực khai phá và cung cấp các sản phẩm về khoa học và công nghệ biển để đáp ứng nhu cầu của cả Trung Quốc và các nước ven biển Đông", Tân Hoa Xã cho biết.

USS Montgomery (LCS 8) USS và Gabrielle Giffords (LCS 10) tàu chiến duyên hải ở Biển Đông vào ngày 28 tháng 1 năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Mỹ đang ngày càng xâm phạm vùng 12 dặm ở Biển Đông

Bên cạnh đó, các cơ sở nghiên cứu này cũng sẽ giúp "cải thiện năng lực quan sát thực địa và thí nghiệm về sinh thái học, địa chất học, môi trường, vật liệu và tối ưu hóa năng lượng từ biển trong môi trường biển nhiệt đới".

Việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng, Tiến sĩ Collin Koh (chuyên gia quốc phòng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) nhận định.

“Một số người có thể nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra sẽ khiến Bắc Kinh không thể để mắt đến các điểm nóng trên biển này”, ông TS Koh cho Inquirer biết.
“Sự thật là tình hình hoàn toàn ngược lại. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được động viên để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu bất chấp virus corona. Sử dụng cái mà họ gọi là sáng kiến 'khoa học phục vụ dân sinh' để khẳng định yêu sách là cách họ thường làm và cũng là cách mà tất cả chúng ta thường không để ý”, ông nói.
“Tuy nhiên cùng lúc, những hệ quả mang tính chiến lược sinh ra từ đó cũng quan trọng không kém”, ông Koh nói.

Chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc sẽ duy trì sự nhất quán trong hoạt động của mình tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thế giới đang vật lộn với dịch Covid-19, hành động của họ có thể không được chú ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала