Tờ Global Times viết như vậy và chỉ ra rằng, các nước phương Tây không thể đối phó với dịch bệnh do các đặc trưng cơ bản của hệ thống kinh tế của họ, hệ thống này không thể hoạt động hiệu quả trong các tình huống khủng hoảng.
Số ca nhiễm virus corona ở châu Âu đã vượt xa Trung Quốc. Ví dụ, tính tới nay, EU và Vương quốc Anh có 82 nghìn ca nhiễm COVID-19, trong đó hơn 4 nghìn ca tử vong. Ở Trung Quốc có khoảng 80 nghìn ca nhiễm, trong đó khoảng 3.200 ca tử vong. Chính phủ của Ý, quốc gia bị tác động nặng nề nhất châu Âu, mà chính tư đó virus corona bắt đầu lây lan khắp châu lục này, vẫn không thể kiểm soát được dịch bệnh. Hơn 400 người chết mỗi ngày, số ca tử vong tăng 14,3%.
Hiện tại, ở nhiều quốc gia châu Âu không có đủ thiết bị y tế cơ bản: khẩu trang, mặt na y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona. Tình trạng với các thiết bị công nghệ cao thậm chí còn tồi tệ hơn, đặc biệt là máy thở, là loại thiết bị rất quan trọng để điều trị cho bệnh nhân bị biến chứng phổi.
Do giường bệnh và máy thở bị thiếu hụt trong các phòng cấp cứu hồi sức, các bác sĩ của Ý đôi khi phải đối mặt với một lựa chọn đạo đức khó khăn – bệnh nhân nào nên được điều trị trước. Khi phải đối mặt với virus corona, EU thể hiện mình như một cấu trúc phân rã chứ không phải như một thể thống nhất. Các nước EU bắt đầu đóng cửa biên giới, và không thể áp dụng các biện pháp phối hợp để nhanh chóng thiết lập một hệ thống hỗ trợ của nhà nước. "Hàng xóm" không vội vàng giúp đỡ lẫn nhau: mặt nạ y tế và dụng cụ xét nghiệm được gửi đến châu Âu từ Trung Quốc. Và Trung Quốc gửi các chuyên gia y tế đến các khu vực châu Âu bị ảnh hưởng nhất.
Theo tờ Global Times, tình hình dịch bệnh cho thấy rằng, ở phương Tây không có cơ chế hiệu quả để xử lý các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế. Vài ngày sau khi biết rằng virus corona có thể truyền từ người sang người, Trung Quốc đã cách ly nhiều thành phố, trong đó có Vũ Hán với dân số 11 triệu người. Đương nhiên, trong điều kiện này các cơ sở sản xuất tạm ngừng hoạt động gần như trên cả nước, điều này dẫn đến thiệt hại kinh tế. Các thiệt hại vẫn chưa được tính toán, nhưng, Goldman Sachs dự đoán rằng trong quý đầu năm nay, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ xuống -9%.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm sụp đổ thị trường thế giới. Vào "ngày thứ Năm đen tối" - ngày 13 tháng 3, thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa với mức giảm lớn nhất kể từ năm 1987. Ở châu Âu, các sàn giao dịch đã trải qua ngày tồi tệ nhất trong lịch sử. Và xu hướng giảm, mặc dù không quá mạnh, vẫn tiếp tục. Giá năng lượng cũng đang giảm: dầu thô đã giảm giá hơn 50% trong một tháng. Theo S & P, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu có thể chỉ đạt 1% -1,5% trong năm nay.
- Wall Street has a Black Thursday since Black Monday - 1987
— Trần Hoàng Sơn (@hoangsonmbs) March 13, 2020
- Global stocks fall into Bear Market
- Panic Selling, Fear & Greed was the lowest in 20 years
- Global re-valuation pic.twitter.com/7wLCvorBaA
Trong bối cảnh này, để hỗ trợ nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có hành động cắt giảm lãi suất xuống mức 0-0,25%. Ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã "nối gót" FED giảm lãi suất. Tuy nhiên, điều này không mang lại kết quả đáng kể: thị trường vẫn đang giảm.
Còn Trung Quốc không thực hiện những biện pháp kiên quyết trong chính sách tiền tệ vì nhận thức được rằng, trong tình huống này các biện pháp như vậy là không hiệu quả. Bắc Kinh đề xuất những biện pháp khác để vượt qua cuộc khủng hoảng. Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông Jia Jinjing, nói với Sputnik:
“Các biện pháp kinh tế mà các nước phương Tây đang thực hiện chủ yếu nhắm vào lĩnh vực tiền tệ, nhằm tăng cung tiền. Các biện pháp kiểm dịch khiến rất nhiều người dân bị cô lập, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và gây ra tình trạng thiếu thanh khoản. Nhưng, các biện pháp này nhằm mục đích loại bỏ các triệu chứng, chứ không phải nguyên nhân của vấn đề.
Rốt cuộc, đây là cuộc chiến giữa loài người và đại dịch, trong tình huống này cần phải áp dụng các biện pháp cơ bản để ngăn chặn sự lây lan của virus. Trung Quốc đã có những nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực này, nhờ các biện pháp này Trung Quốc có thể đạt được kết quả như vậy".
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở những khu vực, nơi tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại, chính quyền cũng tạm thời trì hoãn thanh toán tiền điện. Nhà nước không quên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Jia Jinjing nói.
"Các cơ quan chính quyền đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để khôi phục sản xuất và hoạt động kinh doanh, đồng thời tiếp tục kiểm soát quá trình di chuyển của người dân. Họ cố gắng đảm bảo tăng khối lượng sản xuất, áp dụng các ưu đãi tài chính dưới hình thức cắt giảm thuế hoặc thanh toán. Đồng thời, các cơ sở giáo dục vẫn đóng cửa để tránh tụ tập đông người.
Từ quan điểm kinh tế vĩ mô, tỷ lệ các cơ sở công nghiệp hoạt động trở lại là rất cao. Các biện pháp khôi phục sản xuất và kích thích nền kinh tế đang mang lại kết quả. Ngoài ra, bất chấp các biện pháp kiểm dịch, chúng tôi thấy rằng, khối lượng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng đã gia tăng.
Các biện pháp này đang được thực hiện để tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh tế. Khối lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng không ngừng gia tăng. Chính quyền đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tăng đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng chiến lược như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, cơ sở khoa học và công nghệ, trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.
Tất cả điều này không chỉ nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân, kể cả từ những vùng sâu vùng xa”.
Kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng trước đây cho thấy rằng Trung Quốc ra khỏi khủng hoảng với những tính năng mới. Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, Trung Quốc trở thành động lực phục hồi và tăng trưởng thương mại thế giới. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một động lực để các công nghệ và đổi mới của Trung Quốc tiếp cận thị trường toàn cầu, để củng cố vai trò của Trung Quốc trong hệ thống tài chính toàn cầu. Chưa biết cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ mang lại những gì. Có lẽ Trung Quốc sẽ đóng một vai trò mới là bên có mối quan hệ liên quan mật thiết với việc khôi phục sự ổn định toàn cầu.