Ông Phạm Nhật Vượng đã từng có thời gian sinh sống, khởi nghiệp ở vùng Kharkov, Ukraina thông qua hình thức kinh doanh nhà hàng và sản xuất mì ăn liền Mivina.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuê máy bay đưa công dân Ukraina và Việt Nam hồi hương
Vừa qua, trên trang Facebook cá nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Le Bros đã thông tin cho biết, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã tài trợ cả chuyến bay charter bằng Boeing Dreamliner 787 để đưa các công dân Ukraina bị kẹt ở Việt Nam về nước. Đồng thời, chuyến bay này cũng sẽ đón người Việt Nam ở Ukraina hồi hương.
Đồng thời, theo ông Vũ Đình Luyện, cho biết, các thành viên của sứ quán Ukraina tại Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc tìm phương án giúp công dân Ukraina sang du lịch bị kẹt lại ở Việt Nam.
Phía cơ quan lãnh sự quán Ukraina cho biết, vì vé máy bay chủ yếu qua thủ đô Moskva (Nga) và không có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Kiev, các đường bay transit tại Istanbul, Paris, Franfurt đều bị ngừng nhận khách, ngừng chuyến, tình hình khá phức tạp.
Theo thông tin từ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Le Bros, những khách du lịch Ukraina này đều đã hết tiền, hết hạn visa, sứ quán Ukraina đang cân nhắc thuê máy bay đưa công dân về nước.
Tuy nhiên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup đã quyết định đài thọ toàn bộ chi phí chuyến bay thuê Boeing Dreamliner 787 để đưa các công dân Ukraina bị kẹt ở Việt Nam về nước. Đồng thời, trong chiều về cũng sẽ đón công dân Việt Nam muốn hồi hương.
Được biết, trước khi trở thành tỷ phú USD hàng đầu của Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đã từng có thời gian sinh sống, khởi nghiệp ở vùng Kharkov, Ukraina thông qua hình thức kinh doanh nhà hàng và sản xuất mì ăn liền Mivina.
Ông Phạm Nhật Vượng không quên giai đoạn khởi nghiệp ở Ukraina với Mivina
Theo nhiều đồn đoán, chuyến bay chở đồng bào về nước cũng như người dân Ukraina về quê hương của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tốn kém từ 8,4 đến 14 tỷ đồng, chưa kể các chi phí khác có thể phát sinh khác. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một hành động đẹp, rất đáng ngưỡng mộ của Chủ tịch Vingroup giữa đại dịch Covid-19.
Trong thời kỳ những năm từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến năm 2002, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra, chế độ tem phiếu được áp dụng cho hàng loạt mặt hàng tại Ukraina. Ông Phạm Nhật Vượng và bạn bè, cộng sự đã cùng phát triển ý tưởng kinh doanh mì ăn liền Mivina.
Sau đó, mì tôm “mang đậm hương vị Việt Nam -Mivina” nhanh chóng trở thành thương hiệu chiếm lĩnh thị trường Kharkov và sau này nổi tiếng trên toàn Ukraina. Khởi đầu với nhà máy chỉ 30 công nhân, ông Vượng liên tục mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều thành phố của đất nước Đông Âu này.
Chưa hết, Mivina còn vươn xa ngoài Ukraina, sản phẩm của doanh nhân Phạm Nhật Vượng khi ấy còn được bán rộng rãi tại 30 quốc gia trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel.
Tiếp nối nền tảng, dòng sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền, nhà máy của ông Vượng bắt đầu sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới là khoai tây nghiền.
Theo đó, hàng loạt nhà máy, xưởng sản xuất các mặt hàng từ gia vị cho tới bao bì sản phẩm lần lượt được đưa vào hoạt động. Technocom cũng ra đời từ đó.
Sau đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết định bán lại các cơ sở sản xuất của mình và trở về nước kinh doanh.
Vingroup đóng góp gì vào công cuộc phòng chống Covid-19 của Việt Nam?
Sang đầu tháng 3/2019 Công ty CP Vincom Retail thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống.
Đến ngày 15.3 hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, Vingroup cũng đã đóng góp kinh phí, hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh SARS-CoV-2.