Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo

© REUTERS / Nguyen Huy KhamXuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liệu Việt Nam có đủ gạo và lương thực trong đại dịch Covid-19 và hạn hán ở đồng bằng Sông Cửu Long?

Sau khi Tổng Cục Hải quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24.2, Bộ Công thương đã nêu ý kiến, đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo. Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới

Liên quan đến quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo ngày 24.3 của Tổng cục Hải quan thông qua công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo, Bộ Công thương ngay sau đó lại có đề xuất mong Thủ tướng tiếp tục cho xuất khẩu sản phẩm này.

Văn phòng Chính phủ ngày 25.3 đã có văn bản gửi các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo hiện nay.

Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP trên cánh đồng Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo vì Covid-19

Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, đánh giá, kiểm tra nguồn cung thóc, gạp, cân nhắc tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

Dựa trên cơ sở đo, các Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo quy định. Đặc biệt, trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn Kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới.

“Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết theo đúng quy định pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo. Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, người đứng đầu chính phủ yêu cầu các Bộ chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh như hiện nay.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 928.798 tấn, tăng 31,7%.

Đáng chú ý, một số quốc gia như Trung Quốc và Malaysia tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cụ thể, lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng rất mạnh sang Malaysia tăng 149%, Trung Quốc tăng 595%. Đây là nguyên nhân chính khiến giá thóc, gạo trong nước cũng biến động mạnh, tăng khoảng 20 - 25% tùy theo chủng loại.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamGạo Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Gạo Việt Nam

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại, chưa kể đến tình hình dịch bệnh, nhu cầu về lương thực tăng cao, cùng với hiện tượng xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra hết sức gay gắt, ảnh hưởng tới hàng chục nghìn ha trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, nếu xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như 2 tháng vừa qua, Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.

Bộ Công Thương đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cân nhắc một số phương án, trong đó có phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo và xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu gạo. Sau khi xem xét, lắng nghe ý kiến của các Bộ, ngành, Thủ tướng quyết định tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến cuối tháng 5/2020.

Bộ Công thương lại đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo

Sáng ngày 25.3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã có buổi trả lời báo chí về việc vì sao Bộ này lại đề xuất Thủ tướng cho tiếp tục xuất khẩu gạo.

Hoạt động nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?

Lý giải về quyết định của Bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra kết luận tạm giãn tiến độ giao gạo xuất khẩu đến cuối tháng 5 thì một số doanh nghiệp ở một số tỉnh có phản ánh với chúng tôi là có thể số liệu của Bộ Công Thương chưa thể hiện được chính xác, có thể có độ vênh nhất định.

“Theo các doanh nghiệp ở các tỉnh, số lượng gạo hiện nay còn ở trong kho của doanh nghiệp và còn lại trong dân có thể nhiều hơn số liệu mà Bộ Công Thương có; cộng thêm tiến độ xuất khẩu gạo trong tháng 3 có thể không mạnh như 2 tháng đầu năm. Trên tinh thần như vậy, chúng tôi xin phép Thủ tướng Chính phủ cho phép chúng tôi thêm thời gian để có thể đi làm việc với các tỉnh cũng như các doanh nghiệp, xác minh lại số liệu một lần nữa cho chính xác. Đó là đề xuất của Bộ Công Thương”, Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Giải thích về độ vênh số liệu, đại diện Bộ Công thương cho biết, UBND các tỉnh cũng như một số doanh nghiệp cho rằng có thể có độ vênh về số liệu giữa sản lượng xuất khẩu trong tháng 3, các doanh nghiệp cho hay, xuất khẩu trong tháng 3 đã chững lại, không lớn như Bộ Công Thương dự kiến, nhưng tháng 3 chưa kết thúc nên cũng rất khó nói ý kiến nào đúng, ý kiến nào không đúng

Bên cạnh đó, một số tỉnh, một số doanh nghiệp cho rằng lượng tồn kho ở trong dân cũng như lượng dự trữ trong các doanh nghiệp có thể lớn hơn số liệu Bộ Công Thương nắm được.

“Độ vênh này có thể hiểu được vì trước đây chúng ta có công cụ để nắm bắt các số liệu đó nhưng từ năm 2018 khi chúng ta quyết định tự do hóa việc xuất khẩu gạo thì Bộ Công Thương không còn công cụ đó nữa. Cụ thể, Nghị định 107 của Chính phủ ban hành năm 2018 đã quy định để tự do hóa xuất khẩu gạo thì chỉ giữ lại giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, còn các công cụ khác như báo cáo về lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng đã mua, lượng tồn kho, tiến độ thực hiện hợp đồng trước đó thì không còn nữa”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ Công Thương chủ yếu điều hành dựa trên số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải Quan về số lượng đã xuất khẩu cũng như số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về sản lượng trong vụ thu hoạch bao nhiêu, có bao nhiêu triệu tấn tồn trong dân.

“Trên cơ sở số liệu tổng đó chúng tôi đưa ra đề xuất kiến nghị của mình”, ông Khánh cho biết.

Bộ Công thương: Chúng ta không bao giờ lo thiếu gạo

Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cung cấp thông tin chi tiết về việc đảm bảo dự trữ lương thực và an ninh lương thực của Việt Nam. Cụ thể, hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu phải dự trữ 5% tổng lượng xuất khẩu trước đó để phục vụ cho dự trữ lương thực quốc gia. Bản thân dự trữ lương thực quốc gia cũng mua từ 200.000 tấn đến 300.000 tấn để đảm bảo dự trữ lưu thông.

“Với sản lượng hiện nay chúng ta đã thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long là độ 9 triệu tấn thóc, tương đương với hơn 4 triệu tấn gạo, trong điều kiện bình thường thì tôi khẳng định chúng ta không bao giờ thiếu gạo. Chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có cả phục vụ cho xuất khẩu”, Thứ trưởng Bộ Công thương quả quyết.

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc
Tuy nhiên, căn cứ tình hình hiện nay với nhiều biến động khó lường, điển hình như nhu cầu thị trường trên thế giới tăng mạnh về các nhu yếu phẩm chính, vì vậy hút gạo xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, ở trong nước, nếu như tình hình có gì đột biến xảy ra thì không loại trừ khả năng yếu tố tâm lý sẽ có hiện tượng mua tích trữ gạo.

“Tức là trong điều kiện bình thường chúng ta không thiếu nhưng trong những điều kiện đặc biệt thì có thể đứng trước rủi ro trong xuất khẩu gạo. Chính vì vậy chúng ta phải có biện pháp để đảm bảo trong mọi trường hợp vẫn luôn đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Xuất phát từ đó mà bộ Công Thương có đề xuất giãn xuất khẩu gạo”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tái khẳng định.
“Chúng tôi đã báo cáo và trình Chính Phủ một số phương án. Phương án 1 là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến cuối tháng 5. Phương án 2 là đưa ra chế độ giấy phép xuất khẩu. Mục đích để làm sao chúng ta kiểm soát được tốc độ xuất khẩu, đảm bảo thực hiện các hợp đồng chúng ta đã ký nhưng vừa đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đây là yếu tố quan trọng nhất”, đại diện Bộ Công thương cho hay.

Theo chia sẻ của Thứ trưởng Khánh, sau khi cân nhắc ý kiến của các bộ ngành thì Thủ tướng chọn phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu đến cuối tháng 5. Khi  tạm giãn xuất khẩu sẽ xuất hiện một số vấn đề. Với các hợp đồng đã ký với bên ngoài thì trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể sử dụng đây là trường hợp bất khả kháng do quyết định của Chính phủ chứ không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ giao hàng đến cuối tháng 5. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó. Thứ 2, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn do vay vốn ngân hàng thì Bộ Công thương sẽ dự kiến làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ.

“Tất cả chúng ta phải có sự kiểm soát để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặt mục tiêu đó là mục tiêu cao nhất, còn câu chuyện khó khăn đến với doanh nghiệp là câu chuyện dễ hiểu, câu chuyện đó chúng tôi cũng có tính toán nhất định làm sao để giảm nhẹ khó khăn đó của các doanh nghiệp”, ông Trần Quốc Khánh bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала