Trước đó, một số viện khoa học đã trù tính việc khí thải CO2 sẽ giảm do tình trạng cắt giảm các chuyến bay ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, cũng như giảm lưu thông xe cộ ở các thành phố phải cách ly do dịch bệnh coronavirus.
Các nhà khoa học xác định được con số giảm lượng phát thải CO2 vào bầu khí quyển là khoảng 200 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, lượng phát thải của loài người mỗi năm lên tới 54 tỷ tấn.
“Trên quan điểm khí hậu học thì coronavirus và những hạn chế liên quan đến tình trạng này không có ảnh hưởng gì đến sự biến đổi khí hậu. Khí hậu - đó là phản ứng của hệ thống khí hậu với nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Nồng độ này được xác định trong khoảng 30 năm, do đó một sự sụt giảm nho nhỏ trong dòng khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển hiện nay không nghĩa lý gì. Chúng ta cần liên tục giảm như vậy trong 30 năm, hoặc thậm chí 50 năm mới có ý nghĩa, ông Kokorin nói.
Chuyên gia lưu ý rằng nếu bây giờ bay ít hơn, thì trong một hoặc hai năm nữa mọi người lại sẽ bay nhiều hơn. Ngoài ra, các chuyến bay và ô tô đi lại có thể giảm, nhưng việc sản xuất năng lượng vẫn ở mức tương tự, điều đó có nghĩa là lượng khí thải cũng vẫn như vậy.
Theo ông Kokorin, dịch bệnh coronavirus sẽ tác động tiêu cực đối với việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ “xanh”, bao gồm cả việc gia tăng số lượng các nhà máy điện hoạt động từ các nguồn năng lượng tái tạo.