Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Đài Loan và Trung Quốc trên Biển Đông

© AP Photo / Taiwan's Ministry of DefenseTrường Sa
Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam cảnh cáo Trung Quốc về những hành động phi pháp của họ, khẳng định Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đã và đang xâm phạm trên Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trên quanh đảo Bình Ba ở Trường Sa và yêu cầu không lặp lại hành động tương tự trong tương lai. Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc xây hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, mọi hoạt động tại hai quần đảo Trường Sa phải có sự cho phép của Việt Nam.

Phát ngôn viên BNG Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vậy tại buổi họp báo trực tuyến của Bộ Ngoại giao ngày thứ Năm 26/3.

Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc xây hai trạm nghiên cứu ở Trường Sa

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nghiên cứu Trường Sa: Trung Quốc ‘ăn trộm’ ở Biển Đông, âm mưu nuốt trọn?
Ngày 20.3, Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc đã đưa hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) vào hoạt động. Phát ngôn viên BNG Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Bắc Kinh cần tôn trọng chủ quyền của Hà Nội và không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình chung trong khu vực.

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam”, - Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ tại buổi họp báo.

Đây là phản ứng thường thấy của Việt Nam mỗi khi Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, Hoàng Sa, vùng Biển Đông thuộc EEZ của Việt Nam ... như xây dựng, khảo sát, đo đạc, nghiên cứu, tập trận, đi qua không báo trước .v.v...

“Những lời phản đối này luôn có ba ý nghĩa: Một là, cảnh cáo Trung Quốc về những hành động phi pháp của họ. Nếu tiếp tục, Trung Quốc sẽ gặp những phản ứng bất lợi đối với họ. Hai là, khẳng định Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đã và đang xâm phạm. Ba là, tính từ thời điểm ra tuyên bố này, cho tới 50 năm sau và lâu hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bao giờ có được chủ quyền đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam trên Biển Đông”, - Một bình luận viên quốc tế của Việt Nam nói với Sputnik.

Việc Trung Quốc đưa hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) vào hoạt động vào lúc này được xem là một diễn biến nghiêm trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia quốc phòng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) nhận định là Trung Quốc đã “sử dụng cái mà họ gọi là sáng kiến 'khoa học phục vụ dân sinh' để khẳng định yêu sách”.

Thực ra, Trung Quốc đã xây hai trạm nghiên cứu  nói trên  vài năm nay rồi chứ không phải bây giờ mới làm. Hiện Trung Quốc đang chiếm đóng 7 điểm đảo ở Trường Sa, đã bồi đắp 3 căn cứ lớn ở Đá Chữ Thập (có sân bay dã chiến), đá Xubi và đá Vành Khăn. Họ cũng đã xây 2 trạm radar ở đá Hugues và Garmar.

“Giống như nhiều nước khác, trong đó có cả Mỹ, Trung Quốc luôn gắn các công trình nghiên cứu khoa học của họ với nhiệm vụ quốc phòng, tức là đạt cả hai mục tiêu dân sự và quân sự. Điều này không có gì mới”, - Nhà phân tích những vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Đằng sau việc Đài Loan tập trận ở đảo Ba Bình

Tàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Thế giới quay cuồng chống Covid-19, Trung Quốc âm thầm nghiên cứu ở Trường Sa
Ngày 24.3 vừa qua, Đài Loan đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển quanh đảo Bình Ba, thuộc quần đảo Trường Sa. Phản đối động thái này của chính quyền Đài Loan, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không được tiến hành hành vi trái phép nêu trên cũng như lặp lại những vi phạm trong tương lai”.

Theo một số chuyên gia chính trị quốc tế, việc Đài Loan tập trận ở đảo Ba Bình là do Mỹ giật dây bởi tổng thống Donald Trump vừa ra lệnh dừng các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài như tập trận, thăm viếng quân sự vì dịch COVID-19. Chắc Mỹ muốn nói rằng, tuy Mỹ không tập trận nữa nhưng đã có đồng minh của Mỹ làm nhiệm vụ đó.

“Nói tóm lại đây là một lời nhắc nhở rằng Trung Quốc không nên "quên" Đài Loan. Điều này còn có một ý nghĩa khác là "Tổng thống" Đài Loan đương nhiệm muốn "kiếm phiếu" trong cuộc bầu cử người đứng đầu Đài Loan trong năm tới”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала