Hàng ngàn ca tử vong. Tại sao Hoa Kỳ có nhiều nạn nhân coronavirus

© REUTERS / Mike SegarTàu bệnh viện USNS Comfort
Tàu bệnh viện USNS Comfort - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần 200.000 bệnh nhân và 3.000 người chết. Trái với lời hô hào khoa trương của Donald Trump, đại dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ đã vượt tầm kiểm soát.

Chính quyền không thể đối phó với sự lây lan dịch bệnh cấp tính còn hệ thống y tế không đủ khả năng chạy chữa cho hàng trăm ngàn bệnh nhân. Tại sao đất nước phát triển nhất thế giới lại hoá ra chưa sẵn sàng chống coronvirus – bài viết của Sputnik sẽ giải đáp câu hỏi này.

Mọi thứ đều trong tầm kiểm soát…

Người Mỹ luôn đi tiên phong trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh toàn cầu. Những đợt bùng phát kinh khủng của SARS, Zika và Ebola, nếu động chạm đến nước Mỹ, cũng vẫn không đe dọa được an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Trong nhiều thập kỷ, lãnh thổ Mỹ không phải là chiến địa với cả kẻ thù hiện thực lẫn các thứ virus, nhưng bây giờ, khi mối đe dọa xuất phát từ bên trong, thì quốc gia này đơn giản là không biết phải làm gì.

Quan điểm ​​của Tổng thống Donald Trump đã thay đổi nhanh như chong chóng hay cũng giống như đà lây lan của đại dịch. Từ ngày 22 tháng 1, khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên và cho đến giữa tháng 3, khi đã có gần trăm người tử vong, Trump vẫn quả quyết cam đoan: tất cả đang trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thấp, virus sẽ thoái lui ngay khi trời ấm lên.

Bệnh viện nổi của Hải quân Hoa Kỳ tại New York. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ thừa nhận giá trị của kinh nghiệm phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc
Rồi hai tuần trước, ông tuyên bố: «Đây là đại dịch. Tôi đã biết trước rằng đây là đại dịch, từ trước rất lâu, đơn giản là chỉ cần nhìn vào tình hình các nước khác!».

Hôm nay, Hoa Kỳ đã tiến lên vị trí đáng buồn đứng đầu thế giới về số lượng ca nhiễm bệnh: 163.500 người.  Số nạn nhân tử vong - hơn 3.000. New York biến thành tâm dịch, và chính quyền đã mất kiểm soát trông thấy với tình hình chỉ trong vài ngày.

Cái giá của sự chậm trễ

Theo nhận xét của một số chuyên gia Mỹ, Washington đã bỏ mất sáu tuần. Lẽ ra có thể chuẩn bị các xét nghiệm, khẩu trang, đồ bảo hộ cho y bác sĩ, dự trữ thiết bị cơ học trợ thở. Những việc đó đã không được thực hiện.

Thậm chí cả bây giờ, chính quyền vẫn không chịu thừa nhận tình trạng nghiêm trọng về khan hiếm thiếu thốn trang thiết bị y tế. Khi ông Andrew Cuomo Thống đốc «điểm nóng đại dịch» là bang New York nói rằng khu vực này cần ít nhất 30.000 máy thở, Tổng thống Trump đã không tin.

«Tôi có cảm giác rằng nhiều con số mà người ta nêu ra là quá cao. Tôi nghi ngờ chuyện các vị cần đến 40 hoặc 30 nghìn thiết bị trợ thở nhân tạo», - ông phán xét vào tuần trước, khi số trường hợp lây nhiễm ở bang New York đã chiếm tới 5% toàn bộ số bệnh nhân COVID-19 trên thế giới.
© AP Photo / Patrick SemanskyTổng thống Mỹ Donald Trump
Hàng ngàn ca tử vong. Tại sao Hoa Kỳ có nhiều nạn nhân coronavirus - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Mặc dù Tổng thống chậm phản ứng với mối đe dọa dịch bệnh ngày càng tăng, nhưng xét cho cùng ông ta không phải là nhân vật duy nhất có lỗi.

«Đây cũng là thiếu sót của chính quyền Barack Obama và George Bush. Các chuyên gia đã cảnh báo sẽ có chuyện gì đó tồi tệ xảy ra trên bình diện này, nhưng cả hai ê-kíp tiền nhiệm đều không chuẩn bị cho phương án chống đại dịch», - ông Jacob Blass, cư dân Hoa Kỳ nêu nhận xét với phóng viên Sputnik (hai chục năm qua ông làm việc trong bốn tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc sức khỏe, trong đó ông đứng đầu ba cơ sở).

Người đàn ông của Times Square Alliance ở quảng trường Times trống ở New York - Sputnik Việt Nam
«Chủ đề Phúc Âm»: Bác sĩ nói về coronavirus ở New York
Dù sao chăng nữa, theo ý kiến ​​của chuyên gia Blass, đương kim Tổng thống đã làm tình hình trầm trọng thêm lên. Năm 2018, nhóm đảm trách «đấu tranh chống đại dịch» là Cơ quan An ninh toàn cầu trong lĩnh vực sức khỏe và bảo vệ sinh học trực thuộc Nhà Trắng do Obama tạo lập đã bị phế bỏ. Trump cho rằng nếu «có chuyện» thì phương án thuê người bên ngoài sẽ chẳng thành vấn đề.

Cơ may giảm thiểu tác hại dịch bệnh đã bị bỏ lỡ, - theo ý kiến của TS Y khoa Margaret Johnson chuyên gia nghiên cứu bệnh học thực hành từ Bắc Carolina.

«Ngăn chặn đại dịch không phải là trách nhiệm riêng của hệ thống y tế, mà là nghĩa vụ của các cơ cấu Chính phủ, như là Trung tâm về kiểm soát và vệ sinh phòng dịch. Thế nhưng chính quyền đã hành động quá chậm chạp. Trump không thèm nghe khuyến nghị của các chuyên gia, mà lại đóng cửa các chương trình có thể giúp theo dõi diễn biến dịch bệnh ở Trung Quốc để cảnh báo đúng lúc ở Hoa Kỳ», - bà nói.

Ai lo thân nấy

Còn thêm một yếu tố tiêu cực khác là sự phân hoá chia rẽ trong xã hội Mỹ, không chỉ về chính trị, mà cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

«Nguyên nhân chính của khủng hoảng là do thiếu vắng hệ thống y tế thống nhất: tất cả các bệnh viện đều tự hoạt động», - ông Jacob Blass nói.

Tuyệt đại đa số cơ sở điều trị ở Hoa Kỳ là bệnh viện tư nhân, không phụ thuộc vào ngành dọc của Nhà nước mà cũng chẳng liên quan với nhau. Có mạng lưới các bệnh viện lớn song hành với các bệnh viện địa phương cỡ nhỏ. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu giường bệnh, không đủ trang thiết bị và phương tiện bảo hộ nói chung, các cơ sở y tế ở Mỹ chuyển sang chế độ «ai lo thân nấy» và cố gắng bù đắp những thứ thiếu thốn bằng sức lực của từng nơi. Nói một cách thô thiển, tất cả các bệnh viện đều gọi đến cho cùng một nhà máy với yêu cầu đặt hàng máy trợ thở, khẩu trang, áo choàng và dụng cụ xét nghiệm mà họ cần nhưng rất thiếu.

© REUTERS / Stefan JeremiahNhân viên ý tế Mỹ
Hàng ngàn ca tử vong. Tại sao Hoa Kỳ có nhiều nạn nhân coronavirus - Sputnik Việt Nam
Nhân viên ý tế Mỹ

Trong khi đó, hiện hữu thực tế khá thê thảm là một số bệnh viện nhỏ đến mức không có khả năng tiếp cận nhà cung cấp. Do thiếu kinh phí, họ đang phải đóng cửa, - như TS Margaret Johnson giải thích với Sputnik.

«Đơn giản là không đủ tiền để làm việc khi các bệnh nhân đều là người già và nghèo khổ», - bà nói rõ hơn. 

Y tế không dành cho tất cả

Không thể không nói đến một chỗ yếu kém sơ hở khác của việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Hoa Kỳ, liên tục khơi ngòi tranh cãi chính trị, đó là hệ thống bảo hiểm.

«Đối với nhiều người ở nước Mỹ, tiếp cận y tế là vấn đề và đại dịch đơn thuần khiến khám chữa bệnh trở thành yêu cầu bức thiết số 1», - chuyên gia Johnson cho biết. Có thể xếp người Mỹ thành ba loại.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump có thể làm hỏng nỗ lực của các nước trong việc chống lại coronavirus
Đầu tiên là những công dân giàu có, việc mua bảo hiểm nhìn bên ngoài tưởng như đơn giản nhưng hoá ra mức giá phụ thuộc vào rất nhiều điều: ở bang nào, luật lệ của từng bang, nơi làm việc, thu nhập... Trung bình mỗi tháng một người Mỹ loại này đóng 440 USD cho bảo hiểm cá nhân và khoảng 1.168 USD cho bảo hiểm gia đình. Trong đó, khách hàng thường tự trả tiền cho các dịch vụ y tế rồi sau đó mới nhận khoản hoàn lại của bảo hiểm. Tuy nhiên, với căn bệnh nguy kịch nghiêm trọng bất thường, không phải ai cũng có thể chi trả khoản tiền lớn lấy ra từ túi mình. Mà hãng bảo hiểm chỉ hoàn trả một phần chi phí, cao nhất là 80%.

Loại thứ hai là người nghèo. Những người sống dưới mức nghèo khổ được hưởng bảo hiểm Nhà nước Medicaid. Bảo hiểm này cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc rẻ tiền cho hàng triệu người Mỹ. Chương trình có tiêu chí riêng: tính toán mức thu nhập, số thành viên gia đình, nơi sinh sống… Trong tương quan xảy ra đại dịch, một số bang ở Hoa Kỳ tuyên bố rằng Medicaid vẫn duy trì hiệu lực trong chế độ bình thường.

© AP Photo / Mary AltafferPhòng lạnh đễ lưu giữ xác ở New York
Hàng ngàn ca tử vong. Tại sao Hoa Kỳ có nhiều nạn nhân coronavirus - Sputnik Việt Nam
Phòng lạnh đễ lưu giữ xác ở New York

Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong tình hình hiện nay là 27,5 triệu người Mỹ không hề có bất kỳ bảo hiểm nào. Nói cách khác, 8,5% cư dân Hoa Kỳ không có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế. Tất nhiên, họ có thể đến phòng cấp cứu và xếp hàng, nhưng làm vậy cũng không có gì đảm bảo.

«Các bệnh viện làm việc vì tiền, không thể khơi khơi đến bệnh viện và nói rằng tôi có vấn đề về sức khỏe», - ông Jacob Blass giải thích. «Ở các khoa cấp cứu không có phòng cách ly, không có phương tiện bảo vệ, không có gì hết. Và chẳng rõ là ai sẽ thanh toán chi phí».

Đối với nhóm này, từng có cái gọi là «Obamacare» – dự án cải cách y tế. Đến 95% công dân của nước Mỹ cần được nhận bảo hiểm y tế. Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn cải cách vào năm 2010, nhưng suốt thời gian dài người ta bận tranh cãi về tính hợp hiến của biện pháp mới. Bối rối lúng túng vì dự chi ngân sách quá lớn. Kết quả là, ngay sau khi nhậm chức năm 2017, Donald Trump bắt đầu bãi bỏ «Obamacare». Vào tháng 12 năm 2018, Tòa án Liên bang thành phố Fort Worth bang Texas tuyên bố cải cách như vậy là vi hiến.

© REUTERS / ALEKSANDRA MICHALSKABệnh viện dã chiến Samaritan's Purse
Hàng ngàn ca tử vong. Tại sao Hoa Kỳ có nhiều nạn nhân coronavirus - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện dã chiến Samaritan's Purse

Ở Hoa Kỳ vẫn còn những công dân khá sung túc trên 65 tuổi. Họ được hưởng bảo hiểm y tế Nhà nước, chi phí khoảng 250 USD mỗi tháng, số tiền này khấu trừ vào trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên, bảo hiểm như vậy vẫn không đủ thanh toán tất cả các dịch vụ y tế, mà chỉ trả cho một phần hóa đơn từ bệnh viện. Những người Mỹ cao niên này được mời mua gói bổ sung từ công ty bảo hiểm (khoảng hơn 100 USD), cho phép nhận miễn phí bất kỳ loại chăm sóc y tế. Các chuyên gia đối thoại với Sputnik cũng đã làm như vậy và đồng nhất quan điểm với nhau, rằng họ may mắn hơn nhiều đồng bào của mình: trả ra 350 USD một tháng, có thể không cần phải lo lắng về chi phí chữa bệnh nữa.

Tuy nhiên, cũng như Chính phủ Hoa Kỳ, các nhân vật này không biết là do không đủ khả năng mua bảo hiểm dù ở mức cơ bản, hàng triệu người dân Mỹ sẽ đối phó với dịch bệnh và đau ốm ra sao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала