"Nếu các nhà lãnh đạo của ba nước - Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi và Nga - ngồi vào bàn đàm phán và thỏa thuận được về những gì họ nên thỏa thuận, thì tác động kinh tế của tình trạng dầu xuống giá có thể giảm bớt. Đó hẳn sẽ là một tín hiệu tốt cho thị trường", ông Cruz nói.
Theo ý kiến chuyên gia, bên cạnh tác động của đại dịch coronavirus đối với nền kinh tế thế giới, tình hình còn phức tạp thêm do sự xung đột về địa chính trị đến nay đã lan sang nhiều quốc gia.
"Việc đưa ra quyết định và những tín hiệu mà ba ông lớn nói trên, đại diện cho hơn 30% sản lượng khai thác dầu toàn cầu, đưa ra cho thị trường, có tầm quan trọng đặc biệt", ông Cruz nói thêm.
Giá giao dịch dầu trên thị trường hôm thứ Năm đã tăng 20%-25% ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng rằng Ả Rập Saudi và Liên bang Nga sẽ giảm sản lượng khai thác dầu mỗi ngày thêm 10 triệu thùng hoặc hơn nữa.
Ông Ryan Silton, thành viên Ủy ban Đường sắt Texas (Texas Railroad Commission, cơ quan điều tiết ngành công nghiệp dầu mỏ của bang này), nói rằng ông đã thảo luận với người đứng đầu Bộ Năng lượng LB Nga Alexander Novak về tình hình trên thị trường dầu mỏ thế giới, và việc giảm thiểu tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường 10 triệu thùng mỗi ngày.
Trước đó không lâu, ông Novak nói rằng thị trường dầu mỏ có thể “được cân bằng”, nhưng còn có một biện pháp khác: nhóm OPEC+ và các nước khai thác dầu khác có thể phối hợp và tham khảo ý kiến với nhau khi có những hành động đi trước nhằm vãn hồi tình hình theo các nguyên tắc thị trường.
Trước đó, các chỉ số giá dầu trên thị trường chịu tác động của thỏa thuận hạn chế khai thác của một số nhà sản xuất lớn (nhóm OPEC+), nhưng kể từ ngày 1 tháng 4 những hạn chế này đã không còn hiệu lực.