Công ty Mỹ đánh giá thấp Việt Nam

© Fotolia / Melinda NagyQuang cảnh thành phố Nha Trang của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Nha Trang của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 có thể giảm 2,8%, chỉ số này chỉ thấp hơn so với kết quả năm 1986. Dự báo này được đưa ra bởi công ty Fitch Solutions của Mỹ, một bộ phận của Tập đoàn Fitch xếp hạng tín nhiệm và đo lường rủi ro trên thị trường thế giới.

Các chuyên gia Fitch Solutions đưa ra dự báo khá ảm đạm này bởi vì ba ngành chính của nền kinh tế Việt Nam - nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch coronavirus, cũng như cơn sốt lợn châu Phi đã tấn công nước này cũng như các quốc gia khác trong khu vực.

Đồng thời, Ngân hàng Thế giới vừa hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 từ 6,5% trước đó xuống còn 4,9%, tức là chỉ giảm 1,6%, và nhấn mạnh rằng, nền kinh tế Việt Nam đã ổn định trước những cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020 và, theo dự báo, sẽ có thể phục hồi tới 7,5% vào năm 2021 và 6,5% vào năm 2022.

World Bank  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Thế giới hạ mức dự báo tăng trưởng GDP: Việt Nam vẫn đứng vững

Động lực tăng trưởng sẽ bảo vệ nền kinh tế Việt Nam khỏi sự sụp đổ

Giáo sư Vladimir Mazyrin, chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, không đồng ý với các chuyên gia Fitch Solutions đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Việt Nam.

“Công ty Mỹ cố ý hạ thấp dự báo tăng trưởng của những quốc gia mà Hoa Kỳ đang cố gắng gây áp lực bằng cách này hay cách khác, mà tốc độ tăng trưởng GDP là cơ sở để xếp hạng tín nhiệm. Tốc đệ tăng trưởng GDP chậm lại có nghĩa là quốc gia này xuống vị trí thấp hơn trong xếp hạng tín nhiệm, và các chủ nợ thắt chặt các biện pháp. Vì thế, tôi coi những con số như vậy như là quảng cáo và không coi trọng chúng, - chuyên gia Nga nói. – Theo tôi, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ là từ 4 đến 5%. Theo số liệu chính thức, mức tăng trưởng trong quý đầu năm nay là 3,82%, tất nhiên, thấp hơn nhiều so với những năm trước. Ví dụ, trong năm 2018 chỉ số này trong quý đầu là 7,4%, trong quý đầu năm 2019 - 6,8%. Nhưng, ngay cả trong tình huống bình thường, chỉ số tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý đầu vẫn thấp hơn so với chỉ số cả năm, bởi vì trong  quý đầu ở Việt Nam có kỳ nghỉ Tết Âm lịch, khi toàn bộ cuộc sống kinh doanh “đóng băng”. Sau đó, trong quý III và quý IV các chỉ số là cao hơn mức trung bình cả năm, và tình hình ổn định lại. Theo tôi, tốc độ tăng trưởng GDP  năm nay sẽ cao hơn 4%. Và tôi thấy một số yếu tố có thể dẫn đến kết quả tích cực. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam được kết nối chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã vượt qua đỉnh điểm của đại dịch và đang dần bắt đầu khôi phục hoạt động kinh doanh, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ khôi phục chuỗi sản xuất với Trung Quốc, điều này sẽ giúp Việt Nam hồi sinh công nghiệp".

"Nhờ các biện pháp kiên quyết của Chính phủ và tinh thần đại đoàn kết toàn dân, dịch bệnh đã không tác động mạnh đến Việt Nam, các biện pháp hạn chế sẽ được dỡ bỏ và thị trường nội địa sẽ hồi sinh. Có khả năng các chỉ số sẽ sụt giảm trong Quý II, nhưng, nếu tình hình kiểm soát dịch được cải thiện, thì trong Quý III và Quý IV, Việt Nam sẽ cố gắng vực dậy nền kinh tế”.

Sản xuất tại công ty sản xuất Bao bì Thuận Đức (Kim Động, Hưng Yên) - Sputnik Việt Nam
Thế giới điên đảo với Covid-19, Việt Nam làm điều đáng tự hào

Trong quý đầu năm 2020, khu vực công nghiệp tăng gần 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xây dựng gần 4,4%, ngành dịch vụ tăng gần 3,3%, thương mại tăng 5,7%, ngành tài chính tăng 7,2%. Rõ ràng là ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, sự suy giảm được ước tính là 15%, và ngành này không thể được khôi phục sớm như vậy. Ngành ngoại thương của Việt Nam phải chịu hậu quả nặng nề nhất do việc cắt giảm quan hệ thương mại với Mỹ và EU, bởi vì mọi thứ đều đóng băng ở đó và không rõ khi nào sẽ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh. Nhưng, người Việt Nam có xuất khẩu và thương mại rất đa dạng với nhiều quốc gia, họ sẽ có thể hướng dòng hàng hóa đến các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi virus.

Bây giờ chính phủ Việt Nam hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo kế hoạch vào năm 2020 từ 6,8 xuống còn 5,9%, - giáo sư Mazyrin nói tiếp. - Tôi nghĩ rằng, con số này cũng sẽ được hạ thấp, và nếu Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khoảng 5% thì sẽ rất tốt. Quay trở lại dự báo của Fitch Solutions, tôi xin lưu ý rằng, đây là một chỉ số ở cấp độ năm 1986, khi Việt Nam đang ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng hệ thống, khi đó chưa có giao dịch với các nước phương Tây, và ngành sản xuất đã là ở mức thấp nhất. Bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Động lực tăng trưởng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tiến lên phía trước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng Việt Nam sẽ vẫn là nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала