Châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị chống trường hợp bạo loạn vì thiếu ăn

© AP Photo / Gerry BroomeNgười biểu tình trong một cuộc biểu tình ở Charlotte, Bắc Carolina. Lưu trữ hình ảnh
Người biểu tình trong một cuộc biểu tình ở Charlotte, Bắc Carolina. Lưu trữ hình ảnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng triệu người trên toàn thế giới đang bị cách ly tại nhà sắp hết tiền và không còn kiên nhẫn nổi. Tình trạng thiếu lương thực vì các chuỗi cung ứng bị phá vỡ có thể dẫn đến cảnh bạo loạn ngay cả ở các nước giàu. Cường độ xung đột gia tăng tới mức chín muồi ở châu Âu và Hoa Kỳ. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Đấu trường sinh tử

"Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến cuộc sống của hàng triệu người. Các quyết định chính trị không hiệu quả sẽ gây ra khủng hoảng lương thực và điều này sẽ dẫn đến thảm họa nhân đạo quy mô lớn", - ông Qu Dongyu, Tổng giám đốc Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), tuyên bố vào tuần trước.

Ông lưu ý rằng, sự bùng phát của dịch COVID-19 với tất cả các biện pháp kiểm dịch liên quan đã tạo ra nhiều vấn đề hậu cần.

© AP Photo / Lapresse/ Claudio FurlanNhững người lính Ý đeo khẩu trang tuần tra quảng trường ở trung tâm Milan
Châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị chống trường hợp bạo loạn vì thiếu ăn - Sputnik Việt Nam
Những người lính Ý đeo khẩu trang tuần tra quảng trường ở trung tâm Milan
“Trên thế giới có đủ thức ăn để nuôi sống tất cả mọi người, - Tổng giám đốc FAO nhấn mạnh,  - Nhưng có một rủi ro lớn là lương thực thực phẩm có thể không đến nơi này hay nơi khác”.

FAO kêu gọi thế giới cần ngay lập tức theo đuổi những nỗ lực để chặn đứng nguy cơ đại dịch COVID-19 có thể thổi bùng lên một cuộc khủng hoảng lương thực trên quy mô toàn thế giới. Và quan trọng nhất: ông Qu Dongyu coi việc hạn chế xuất khẩu lương thực thực phẩm là không thể chấp nhận được.

Người qua đường đeo mặt nạ y tế trên đường phố ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Các biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới đang bắt đầu mang lại kết quả
"Những hạn chế như vậy có thể dẫn tới gián đoạn nghiêm trọng thị trường lương thực thế giới, khiến giá cả sẽ tăng vọt và thực phẩm sẽ trở nên khó tiếp cận đối với nhiều người", - ông kết luận. Trong tình huống như vậy, những cuộc xung đột xã hội quy mô lớn có thể xảy ra ngay cả ở các nước giàu.

FAO có cơ sở để thể hiện sự lo lắng. Việt Nam, một trong ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã tạm dừng xuất khẩu loại ngũ cốc này. Kazakhstan áp đặt lệnh cấm xuất khẩu bột mì, kiều mạch và rau quả, bao gồm hành tây, cà rốt và khoai tây. Nga không bán kiều mạch và gạo cho nước ngoài, Belarus không bán kiều mạch, hành và tỏi.

Các chuyên gia phương Tây đang thảo luận về tình trạng rất đáng ngại nếu Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất, ngừng cung cấp ngũ cốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã tăng 11% trong hai tuần qua.

"Chúng tôi đang dần kiệt sức"

Việc đóng cửa biên giới dẫn đến tình trạng thiếu gay gắt nhân lực ở các vị trí thấp trong khu liên hợp công nông nghiệp, theo truyền thống là nơi làm việc của những người di cư lao động. Không có ai thu hoạch mùa màng tại các trang trại, hầu như không còn ai ở các nhà máy giết mổ và chế biến thịt và thậm chí việc vận chuyển thực phẩm cũng là một vấn đề lớn.

Bệnh viện bơm hơi ở Pachuca de Soto, Mexico - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện bơm hơi: Sáng kiến Tây Ban Nha nhưng để chống coronavirus ở Mexico

Để tránh sự sụp đổ trong ngành nông nghiệp, EU, mặc dù có nguy cơ lan rộng dịch bệnh, đã cho phép nhập cảnh đối với những người lao động quan trọng, kể cả những người làm việc theo mùa vụ và lái xe tải.

Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không giúp người dân có tiền. Mới đây, các phương tiện truyền thông hàng đầu phương Tây đã công bố một đoạn video từ các mạng xã hội, trong đó một cư dân của thành phố Palermo của Ý tâm sự rằng, sau khi gia đình anh bị cách ly tại nhà trong ba tuần lễ, anh ta không có một xu, và con gái của anh "giống như nhiều đứa trẻ khác trong thành phố "- chỉ còn một miếng bánh mì cuối cùng.

"Mọi người bị cách ly tại nhà trong 15-20 ngày liền, và họ đang dần kiệt sức ", - ông cảnh báo. -"Các bạn sẽ phải hối tiếc vì điều này, chúng tôi sẽ có cuộc cách mạng".

Thị trưởng thành phố Palermo Leoluca Orlando nói với các nhà báo rằng, nguy cơ bạo loạn ở miền Nam nước Ý là rất cao vì các tổ chức tội phạm có ý định sử dụng sự bất bình của người dân nhằm "gây bất ổn trong hệ thống".

© REUTERS / Yara NardiKiểm dịch tại Rome.
Châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị chống trường hợp bạo loạn vì thiếu ăn - Sputnik Việt Nam
Kiểm dịch tại Rome.
"Càng nhiều thời gian trôi qua, càng ít dự trữ còn lại. Những khoản tiết kiệm của người dân sắp hết. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phải đối mặt với những khó khăn kinh tế xã hội ", - ông Orlando cảnh báo.

Bộ trưởng Ý phụ trách miền Nam Giuseppe Provenzano cũng ghi nhận căng thẳng xã hội đang gia tăng và nguy cơ bất ổn dân sự ở các khu vực nghèo nhất của đất nước.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ La Repubblica, ông nói:

"Tôi sợ rằng, nỗi lo ngại của một bộ phận lớn dân chúng về sức khỏe, thu nhập và tương lai sẽ sớm biến thành sự tức giận và thù hận".

Tờ báo đưa tin rằng, tại Palermo và Napoli, cảnh sát đã phải bảo vệ các siêu thị sau nhiều sự cố cướp bóc.

Người phụ nữ trên ban công với dòng chữ Mọi thứ sẽ ổn trên lá cờ của Ý ở Milan - Sputnik Việt Nam
Tình hình bi thảm ở Ý: «Chúng tôi đang đói lả»

Tất cả chỉ là vấn đề thời gian

Các chuyên gia Mỹ không nghi ngờ gì rằng, tình hình tại Hoa Kỳ sẽ sớm diễn biến theo kịch bản của Ý. Có ít nhất ba yếu tố đẩy nhanh quá trình này. Đầu tiên là yếu tố tài chính. Chỉ trong hai tuần, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã lên tới gần mười triệu. Các chuyên gia đều cho rằng, vào tháng Tư, con số này sẽ tăng gấp 3-4 lần.

Trong khi đó, theo cuộc điều tra của công ty phân tích GOBankingRates, vào tháng 12, ở Hoa Kỳ  69% người dân đã có tổng số tiết kiệm ít hơn 1.000 đô la, hơn nữa, gần một nửa số người được hỏi – 45% – cho biết họ không có gì trong tài khoản. Rõ ràng là họ không thể dự trữ thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khi dịch bệnh đã bùng phát, và bây giờ nhiều người đã mất thu nhập và không còn gì.

Theo tờ DailyMail, chỉ riêng ở Los Angeles, số người đến phòng ăn miễn phí Skid Row dành cho những người vô gia cư đã tăng gấp ba lần. "Các tổ chức từ thiện đang quá tải với các yêu cầu giúp đỡ, và nguồn tài chính của họ đã cạn kiệt", tờ báo lưu ý.

Vì vậy, thời gian tới, hàng triệu người Mỹ sẽ phải tìm kiếm những cách mới để nuôi sống bản thân và gia đình. Và không phải lúc nào những phương pháp này sẽ hợp pháp.

Yếu tố thứ hai là thiếu lương thực, thực phẩm. Các cửa hàng tạp hóa Mỹ vẫn chưa có đủ lượng dự trữ sau khi mọi người đã đổ xô đi mua vào tháng Ba. Và ờ đây nói không chỉ về những kẻ điên mua hàng trăm cuộn giấy vệ sinh.

Thông thường, 36% người Mỹ không nấu ăn ở nhà và có thói quen đi quán cà phê, quán ăn, sử dụng thức ăn nhanh và những chuỗi nhà hàng rong, Tuy nhiên, do các biện pháp cách ly, dịch vụ thực phẩm đã bị đóng cửa, bây giờ mọi người phải nấu ăn tại nhà và phải mua thực phẩm trong siêu thị. Nhưng, hệ thống giao dịch của Mỹ chỉ đơn giản là không được thiết kế cho việc này.

Nhân viên y tế chuyển các thi thể từ Trung tâm Y tế Wyckoff Heights đến tủ lạnh ở Brooklyn, New York - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ ở New York nghĩ ra cách dùng túi rác giải quyết việc thiếu áo bảo hộ y tế

Cuối cùng, dịch bệnh làm gián đoạn công việc của nhiều dịch vụ công cộng, bao gồm cả các cơ quan thực thi pháp luật. Hàng trăm nhân viên cảnh sát ở New York, Detroit, Los Angeles và những thành phố khác đã mắc bệnh COVID-19. Để tránh sự lây lan của dịch bệnh, cảnh sát Mỹ thay đổi cách làm việc, cảnh sát địa phương chuyển sang xử lý các trường hợp không khẩn cấp thông qua điện thoại.

Ví dụ, cảnh sát Cincinnati sẽ không đến tận nhà để điều tra vụ chó cắn người, trộm biển số xe, quấy rối qua điện thoại hoặc thiệt hại tài sản. Họ cũng bỏ qua những trường hợp  bạo hành gia đình hoặc trộm cắp nếu “không có khả năng bắt giữ ngay lập tức người phạm tội”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cửa hàng trên cả nước bịt kín các cửa sổ bằng tấm ván gỗ vì sợ những vị khách không mời.

Tình trạng này khiến nhiều thường dân Mỹ chuẩn bị tự vệ. Vào tháng trước, các cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất trên Google là "nơi mua đạn  dược" và "cách mua đạn dược trực tuyến".

“Tất cả chỉ là vấn đề thời gian trước khi các biện pháp cách ly hàng loạt dẫn đến tình trạng bất ổn và bạo lực, - nhà báo và nhà văn người Mỹ Daisy Luther nhận xét. - Những người nghi ngờ bạn có thể có thức ăn sẽ xuất hiện trước cửa nhà. Họ sẽ yêu cầu, sau đó sẽ đòi hỏi, và không chỉ từ bạn, mà còn từ các doanh nghiệp địa phương. Sau đó họ sẽ trộm cắp, và chúng ta sẽ phải đối mặt với cảnh bạo lực. Sau đó mọi người sẽ phải cầm súng bảo vệ nhà cửa và doanh nghiệp của họ. Và cuối cùng – cuộc nội chiến, thiết quân luật và chế độ toàn trị - những thứ mà chúng ta chưa bao giờ thấy ở nước Mỹ".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала