Hậu quả của đại dịch đối với các nước châu Âu
Theo giáo sư, các nước EU chưa sẵn sàng cho các quyết định chung.
"Đại dịch gây ảnh hưởng đến thực tế là sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu về nhiều vấn đề sẽ gia tăng sau chiến thắng với coronavirus. Chúng ta nhớ lại lời của những người Ý khi họ nói rằng EU không giúp đỡ họ. Vấn đề là cho dù bây giờ EU có giúp nước Ý thế nào đi nữa thì trạng thái xã hội chính trị vẫn không thay đổi, nó sẽ vẫn rất mạnh mẽ. Tại các nước khác tình hình cũng tương tự như vậy", - ông Danilov nói với Sputnik.
Chuyên gia cho rằng khả năng tạo ra một chương trình hỗ trợ kinh tế mà cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức đề cập tới là hầu như không thể có.
"Sau tất cả, xã hội Đức trong tình huống này cũng sẽ nghi ngờ khi chính phủ nước này đề xuất cung cấp nguồn lực quốc gia vào dự án chung châu Âu. Đức hiện đang ở trong một tình huống khác. Và ở chính ngay nước Đức có dấu hiệu suy thoái. Những vấn đề mà đất nước phải đối mặt trước đại dịch thì chúng vẫn tồn tại đến tận ngày hôm nay", - ông Danilov nói.
Theo chuyên gia, Ý và Tây Ban Nha, hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch ở Liên minh châu Âu, sẽ không trông chờ vào sự trợ giúp của châu Âu.
"Tôi không thể nhìn thấy các khả năng kỹ thuật để áp dụng một chương trình phục hồi chung trong Liên minh châu Âu. Chúng ta hãy xem cách thức đưa ra các quyết định trong Liên minh châu Âu", - chuyên gia lưu ý. Ông nói thêm rằng sau đại dịch, sự mất đoàn kết ở EU sẽ gia tăng theo nhiều tuyến khác nhau.
Theo ông, "khuynh hướng bảo hộ ích kỷ" ở các quốc gia cũng sẽ tăng cường.