Vào lúc hệ thống y tế công cộng ở phương Tây gặp khủng hoảng, Hoa Kỳ đã tung ra cả một chiến dịch chống khẩu trang Trung Quốc, trong cuộc chiến này Mỹ tấn công mạnh không thương tiếc vào các đồng minh thân cận nhất của họ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh.
Kể từ ngày 1 tháng 3, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang, 37,5 triệu bộ quần áo bảo hộ, 16 nghìn máy thở và 2,84 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19. Ông Jin Hai, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết về điều này vào ngày 5 tháng 4. Các lô hàng đã được gửi đến hơn 50 quốc gia.
Trong khi các dụng cụ vật tư y tế hiện được coi là thiết yếu và đang bị thiếu hụt trầm trọng trong cuộc khủng hoảng virus corona, Trung Quốc đã tăng công suất của các cơ sở sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 lên đến 4 triệu bộ mỗi ngày. Ông Zhang Qi thuộc Cục quản lý giám sát dược phẩm nhà nước Trung Quốc cho biết vào ngày Chủ nhật. Bây giờ Trung Quốc hàng ngày sản xuất hơn 110 triệu khẩu trang, tức là gấp 12 lần so với thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Châu Âu đã hy vọng rằng, các cơ sở sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật tư y tế. Trong khi đó, việc tái cấu trúc dây chuyền sản xuất không thể được thực hiện nhanh chóng. Hơn nữa, hóa ra, họ bị thâm hụt nguyên liệu thô và một số thiết bị kỹ thuật, và họ không thể lấp đầy những thâm hụt này nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc. Do đó, kể từ khi bùng phát đại dịch, Trung Quốc cung cấp nhiều hỗ trợ khác nhau trong cuộc đấu tranh chống lại coronavirus cho hơn 100 quốc gia.
Đại dịch đang lây lan, và hậu quả của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu Trung Quốc đột nhiên ngừng cung cấp cho thế giới khẩu trang y tế. Chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nói lên ý kiến này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Virus corona đang tăng tốc độ lây lan. Khẩu trang và các vật tư y tế khác để phòng chống đại dịch do Trung Quốc sản xuất đang có nhu cầu lớn. Rõ ràng, những quốc gia khác chưa đạt đến mức sản xuất cần thiết. Ngày nay, một số quốc gia có những nghi ngờ về những sản phẩm y tế do Trung Quốc cung cấp, nhưng, họ không nên lo ngại. Ví dụ, đôi khi họ nói rằng, các bộ kit xét nghiệm nhanh gặp vấn đề với độ chính xác, nhưng, điều này thường liên quan đến việc sử dụng không đúng cách.
Một số nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc đang gia tăng khối lượng sản xuất, một số doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác đang chuyển sang sản xuất dụng cụ vật tư y tế. Đồng thời, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc nay đã được kiểm soát, còn ở nước ngoài tình hình vẫn là khẩn cấp, vì vậy Trung Quốc đang xuất khẩu các sản phẩm y tế phòng chống virus.
Các công ty Trung Quốc định hướng xuất khẩu phải thực hiện rất nhiều đơn đặt hàng với các tiêu chuẩn khác nhau trong một thời gian ngắn. Các xí nghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, ví dụ, tiêu chuẩn mặt nạ cho nhân viên y tế không được áp dụng cho khẩu trang thông thường. Nói chung, nếu Trung Quốc ngừng cung cấp khẩu trang và các dụng cụ vật tư y tế khác, thì coronavirus có thể lây lan nhanh hơn và hậu quả của đại dịch sẽ còn nghiêm trọng hơn”.
Ngày nay, ở Trung Quốc có hơn 38.000 công ty sản xuất khẩu trang, nhiều hơn 1560% so với một năm trước. Tuần trước, một số cơ quan chính phủ Trung Quốc đã đưa ra bản tuyên bố chung hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty trong nước định hướng xuất khẩu các sản phẩm y tế để góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch.
Specifically, China has exported:
— People's Daily, China (@PDChina) April 5, 2020
- 3.86 billion masks
- 37.52 million protective suits
- 2.41 million infrared thermometers
- 16,000 ventilators
- 2.84 million testing kits
- 8.41 million goggles pic.twitter.com/lYt8CfQX7p
Các cơ quan chính phủ cũng hứa sẽ tăng cường cơ chế kiểm tra để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm y tế xuất khẩu. Bà Chen Fengying, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc không nghi ngờ rằng, Trung Quốc nên giúp đỡ các nước khác, bất chấp những chỉ trích của phương Tây về chất lượng khẩu trang, mặc dù số ca COVID-19 nhập khẩu có thể tăng ở Trung Quốc:
“Những vấn đề với tiêu chuẩn của khẩu trang đã có thể xuất hiện trong thời gian khó khăn nhất khi Trung Quốc đang đấu trang chống lại dịch bệnh, khi đã có nhu cầu cung cấp khẩu trang cho tất cả mọi người. Bây giờ Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang cho nhiểu quốc gia khác nhau, và vấn đề là ở chỗ: những nước khác nhau tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.
Liên minh châu Âu có tiêu chuẩn riêng, Hoa Kỳ có tiêu chuẩn riêng. Những khác biệt như vậy luôn tồn tại, nhưng, trong trường hợp này phải chú ý đến việc, phương Đông và phương Tây có thái độ khác nhau đối với khâu trang y tế. Đương nhiên, có thể xuất hiện sự nhầm lẫn về tiêu chuẩn và ứng dụng của khẩu trang. Những bất đồng như vậy thường xuất hiện khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột và cần phải tăng tốc sản xuất. Tôi không nghĩ rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch thứ hai, bởi vì chúng tôi đã rút bài học từ giai đoạn trước. Tất nhiên, không loại trừ khả năng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng nhẹ, số ca COVID-19 nhập khẩu được dự kiến, bởi vì sinh viên và doanh nhân nước ngoài đang quay trở lại Trung Quốc. Nhưng, tôi tin rằng, Trung Quốc vẫn nên giúp đỡ khi các quốc gia khác đang gặp khó khăn”.
Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông của Đức, Pháp và Brazil cho biết về những trường hợp lô hàng vật tư y tế của Trung Quốc nhằm phòng chống coronavirus mà họ đã đặt bị người Mỹ "hớt tay trên". Ví dụ, tờ Der Tagesspiegel của Đức đưa tin rằng, lô khẩu trang cho cảnh sát Berlin, dịch vụ khẩn cấp và nhân viên y tế đã bị Mỹ "tịch thu" tại sân bay Bangkok và chuyển hướng sang Hoa Kỳ. Lô hàng này đã được sản xuất tại nhà máy Trung Quốc thuộc công ty Mỹ mà phía Đức đã ký hợp đồng.
You know who your friends are in times of crisis. The US government steals Covid-19 masks from its allies and is accused of “modern piracy”. https://t.co/WzJwhIfF7O
— Kim Dotcom (@KimDotcom) April 4, 2020
Pháp cũng cáo buộc Hoa Kỳ đã chặn lô khẩu trang sản xuất ở Trung Quốc khỏi người mua ban đầu.
"Người Mỹ đã vượt trước chúng tôi và cướp lô khẩu trang của chúng tôi", - bà Valérie Pécresse, người đứng đầu chính quyền khu vực đô thị Île-de-France của Paris, nói trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình LCI.
Các phương tiện truyền thông Canada cũng đưa ra những cáo buộc chống lại Hoa Kỳ. Thủ tướng Justin Trudeau đã ra lệnh kiểm tra các thông tin “đáng lo ngại” này. Ông bày tỏ sự thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của Mỹ, tuy nhiên, theo ông, tình hình ở Canada cũng rất nghiêm trọng.
“Chúng tôi cần phải đảm bảo để các lô thiết bị nhất định đến với Canada”, ông nói.
Trudeau government seeks to press U.S. for equipment without poking the bear https://t.co/ZVVkRMtKCE @GlobePolitics pic.twitter.com/edT3FQyqpz
— The Globe and Mail (@globeandmail) April 7, 2020
Các phương tiện truyền thông Brazil, về phần mình, trích dẫn lời tuyên vố của Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta. Ông đã nói rằng, các công ty Brazil đã bị các công ty Mỹ chen lấn xô đẩy tại phiên đấu giá mua vật tư y tế phòng chống coronavirus của Trung Quốc. Kết quả là, sau mấy ngày vẫn chưa rõ liệu Brazil có thể ký hợp đồng mua 200 nghìn khẩu trang ở Trung Quốc. Sau đó, Brazil buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế. Bốn nước đã từ chối. Trung Quốc là quốc gia duy nhất giúp đỡ Brazil.
I think these are our masks, USA stole our medical equipment offering to pay China three times more of what Brazil paid and Trump even payed the taxes from braking our contract. We're all going to die now probably https://t.co/K1QvNKcLo5
— Lupita's Oscar ︽✵︽ (@stevensbucks) April 3, 2020
Trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã xuất hiện một thuật ngữ mới - “hành động ăn cướp thời hiện đại” liên quan đến các hành động của Hoa Kỳ trên thị trường quốc tế về khẩu trang y tế. Trong khi cố gắng giải quyết các vấn đề nội bộ của mình, Mỹ “cướp” lô hàng của các đồng minh.
“Đây là những hành động vô nhân đạo và không thể chấp nhận được”, - Thị trưởng Berlin Michael Müller tuyên bố.