Trong bài bình luận cho Sputnik, bà Leslie Varenne, Giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IVERIS), phân tích tình hình với coronavirus ở châu Phi.Bản ghi chú ngoại giao này đã không được công khai. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng được tìm thấy trên Internet. Văn kiện mang tên “Hiệu ứng tê tê: Một cơn bão sắp đến từ châu Phi?” đã được chuẩn bị tại Trung tâm Phân tích, Dự báo và Chiến lược (CAPS), trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp.
Đừng đùa giỡn với cái chết...
Tiêu đề của văn kiện này không phù hợp lắm cho một bản ghi chú ngoại giao. “Hiệu ứng tê tê” có nghĩa là đại dịch đã lây lan nhanh chóng trên khắp châu Phi. Các tác giả khẳng định rằng, "làn sóng chấn động đang đến", và không nghi ngờ về "số lượng người chết rất lớn".
Các nhà phân tích của Bộ Ngoại giao Pháp không phải là những người duy nhất dự đoán thảm họa. Ngay từ ngày 18 tháng 3, khi trên khắp châu Phi chỉ ghi nhận khoảng 500 ca nhiễm, WHO đã cảnh báo châu Phi “cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất vì Covid-19”.
Mười ngày sau, mặc dù khác với dự báo của các "chuyên gia", virus không lây lan “nhanh như chớp”, nhưng, Liên Hợp Quốc vẫn tuyên bố rằng, "căn bệnh này hiện đang lan nhanh ở Châu Phi, và cần có những nỗ lực to lớn". Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres báo động: dịch Covid-19 sẽ cướp đi mạng sống của "hàng triệu người tại châu Phi" nếu không có những nỗ lực tập thể của cộng đồng quốc tế, nếu không nhận ra ưu tiên hàng đầu của nhiệm vụ này.
Trong văn hóa phương Tây, dơi thường liên quan đến bất hạnh hoặc cái chết. Trong số những điềm báo xấu cho biết bạn sẽ gặp chuyện rủi ro có cả những dự báo của nhiều chuyên gia y tế. Ví dụ, vào ngày 3 tháng Tư, khi ở Châu Phi ghi nhận 7.177 ca nhiễm, một nhà dịch tễ học đã thông báo về 10 nghìn người mắc bệnh và tuyên bố: “Dịch Covid-19 đang lan truyền khắp châu Phi”, dù không dựa vào dữ liệu chính xác.
Và theo dữ liệu chính xác tình hnh là khác hẳn, ở châu Phi không gia tăng số ca nhiễm. Vào ngày 13 tháng 3, trên lục địa này đã ghi nhận 200 ca nhiễm. Vào ngày 6 tháng 3 - 9.310 ca nhiễm trong dân số hơn 1,3 tỷ người.
Có chú ý đến việc, ở châu Phi thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh, dân số đông đúc, có khá nhiều người mắc các thứ bệnh như AIDS, tăng huyết áp, tiểu đường, tốc độ lây lan phải rất cao, giống như những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ. Chỉ trong một tháng, từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4, số ca nhiễm đã tăng từ 236 lên 336.673, trong khi dân số Mỹ ít hơn bốn lần so với châu Phi.
Ngoài ra, tất cả các viện này và tất cả các “chuyên gia” này đều mắc sai lầm khi nói về Châu Phi như một tổng thể, mặc dù trên lục địa này có 55 quốc gia. Ở những nước khác nhau nằm trên cùng một lục địa, tốc độ lây lan virus cũng khác nhau, và Châu Phi không phải là ngoại lệ. Trong điều kiện này, nói về hàng nghìn ca tử vong ở Châu Phi ít nhất là một sự thiếu chính xác.
Đêm không quá tối
Trong năm quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất - Nam Phi, Algeria, Morocco, Ai Cập và Cameroon – đã ghi nhận 5.912 trường hợp, tức là 70% tổng số ca nhiễm được xác nhận. Tất nhiên, một số chuyên gia có thể nói rằng, các quốc gia đó không tiến hành xét nghiệm nhanh Covid-19 hoặc không thực hiện xét nghiệm với số lượng đủ, vì vậy các con số đó là không đúng. Tuy nhiên, không chỉ các quốc gia châu Phi hiện có vấn đề với các bộ kit test, và không có quốc gia nào có thể nói rằng họ có dữ liệu hoàn toàn đáng tin cậy.
Ngoài ra, các nước châu Phi không có lý do nào để đánh giá thấp số lượng bị nhiễm virus corona của mình, vì họ đang chờ đợi và hy vọng vào sự hỗ trợ quốc tế sẽ được cung cấp cho những nước lâm vào tình huống khó khăn nhất. Hơn nữa, không ai có thể che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Ví dụ, ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất - Pháp, Tây Ban Nha, Ý - trong mỗi gia đình đều có những người bạn hoặc người thân bị nhiễm coronavirus, còn ở châu Phi không có tình trạng như vậy.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là coronavirus không lây lan trên lục địa này. Châu Phi cũng phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phải chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một đại dịch. Dữ liệu này chỉ cho thấy rằng, hầu hết các nước châu Phi có thể phòng chống dịch bệnh tốt hơn so với các quôc gia khác. Nguyên nhân của điều này vẫn chưa rõ.
Các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết: khả năng miễn dịch do các kháng thể được tạo ra để chống lại nhiều loại vi khuẩn tồn tại ở Châu Phi; dân số trẻ; thói quen dùng chlorokine trong nhiều năm liền (mặc dù thuốc chống sốt rét này không còn được sử dụng ngày nay); một loại vắc-xin chống bệnh lao vẫn còn bắt buộc ở một số nước châu Phi mà theo các nghiên cứu gần đây nhất vắc-xin này có thể phòng ngừa Covid-19.
Cuối cùng, không nên quên rằng, Châu Phi đã sống sót trong đại dịch Ebola. Các chính phủ và người dân châu Phi biết rõ dịch bệnh là gì, vì thế không thể nói rằng, họ dễ bị tổn thương nhất.
Một cơn bão đang đến
Bản ghi chú này đã gây ấn tượng xấu và cho thấy rõ rằng các tác giả thiếu hiểu biết về các quốc gia châu Phi, về tinh thần của người dân châu Phi, về sự đồng cảm trong gia đình và khả năng sống sót trong những tình huống khó khăn. Ngoài ra, các khuyến nghị không rõ ràng để dựa vào các cơ quan tôn giáo hoặc các ca sĩ nổi tiếng để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị mà các tác giả dự đoán đều là đáng bị chỉ trích.
Những tuyên bố của ông Jean-Paul Mira, trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện Cochin trên kênh truyền hình LCI của Pháp, trong đó ông bày tỏ nghi ngờ về khả năng thử nghiệm vắc-xin BCG ở Châu Phi, vì điều đó giống như thử nghiệm trên gái mại dâm hoặc bệnh nhân AIDS, cũng gây ấn tượng rất xấu. Và ông Camille Locht, chuyên gia hàng đầu tại Inserm (Viện Y Học Quốc Gia Pháp), chỉ mỉm cười gật đầu. Câu nói này đã gây ra làn sóng phẫn nộ, và không chỉ trên các mạng xã hội. Phát ngôn viên của Tổng thống Senegal Macky Sall nhấn mạnh, những tuyên bố như vậy cho thấy rằng hai người này không chỉ không thông minh bẩm sinh, nhưng điều thậm chí còn tồi tệ hơn là hai vị giáo sư nổi tiếng muốn thử nghiệm vắc-xin BCG trong dân số đã được tiêm phòng rồi! Có lẽ họ cũng không biết nhiều về Châu Phi.