Việt Nam có 255 ca mắc Covid-19: Sẽ xử nghiêm vi phạm cách ly toàn xã hội

© Ảnh : Nguyễn Cúc - TTXVNThôn Hạ Lôi sẽ thực hiện cách ly y tế đến ngày 6/5/2020.
Thôn Hạ Lôi sẽ thực hiện cách ly y tế đến ngày 6/5/2020. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 9/4, Bộ Y tế công bố thêm 4 trường hợp mắc SARS-CoV-2, trong đó có 2 người ở Mê Linh tiếp xúc gần bệnh nhân 243, một bé trai 6 tuổi ở Tây Ninh trở về cùng gia đình từ Campuchia và một công dân từ Nga về, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam lên thành 255.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với Thủ tướng Australia Scott Morrison rằng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của mình nhằm cung cấp vật tư, thiết bị y tế phòng dịch cũng như các loại nhu yếu phẩm khác mà Australia có nhu cầu khi đại dịch do coronavirus đang lây lan rộng.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ chế độ cách ly toàn xã hội, đồng thời nhấn mạnh, ngăn chặn nguồn xâm nhập virus corona từ bên ngoài cũng như nguy cơ lây nhiễm nCoV trong cộng đồng.

Việt Nam ghi nhận 255 ca mắc Covid-19

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia, cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam chiều ngày 9 tháng 4 cho biết, có thêm 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam lên thành 255 người. Trong khi đó, đã có 128 bệnh nhân khỏi bệnh/xuất viện.

Đáng chú ý, ca bệnh số 252, là một bé trai 6 tuổi, người Việt Nam, có địa chỉ tại Phường 12, quận 5, TP.HCM.

Công suất tối đa Trung tâm có thể thực hiện xét nghiệm khoảng 100 mẫu/ngày. - Sputnik Việt Nam
251 ca mắc Covid-19: Việt Nam tung gói hỗ trợ đặc biệt

Theo Bộ Y tế, bệnh nhi này sống tại Campuchia cùng gia đình có 5 người, trong đó 2 người đã được xác định mắc Covid-19 và được cách ly, điều trị tại Campuchia.

Ngày 8/4, em cùng 2 người còn lại trong gia đình trở về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh bằng xe chuyên dụng. Cùng ngày bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hai người đi cùng bệnh nhân có kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.

Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh cũng xác nhận, địa phương này vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là người ngoài tỉnh. Bé trai này sinh năm 2014, cùng mẹ và bà đi từ Campuchia về Tây Ninh. Tại đây, gia đình bệnh nhân khai báo với kiểm dịch y tế quốc tế đã sống chung với 2 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 tại nước bạn.

“Tại bệnh viện lấy kết quả, sử dụng máy PCR-RT, đến 23h46 phút, bệnh viện thông báo bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2, đến sáng nay Viện Pasteur TP HCM cũng có kết quả xác nhận bệnh nhân này dương tính. Riêng mẹ và bà đi cùng đều âm tính”, BS. Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh cho biết.

Liên quan đến trường hợp mắc Covid-19 số 252 này, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Tây Ninh chủ động kiểm soát dịch bệnh ngay từ đầu, lập tức lấy mẫu xét nghiệm, dùng xe chuyên dụng chuyển cả 3 người về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cách ly. Riêng chiếc xe đưa 3 người từ PhnomPenh về Mộc Bài được phía Campuchia xử lý khử trùng, đồng thời xét nghiệm tài xế, kết quả tài xế âm tính với coronavirus.

Về mặt dịch tễ, do gia đình và người bệnh đã chủ động khai báo cũng như cách ly ngay từ đầu, nên các cán bộ Biên phòng, tổ kiểm dịch y tế quốc tế tại cửa khẩu, tài xế và điều dưỡng chuyển bệnh, cùng đội ngũ  y bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh đã có sự chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh đúng quy trình.

Bác sỹ kiểm tra các thông số trong quá trình lọc máu cho bệnh nhân tại Khu cách ly tập trung quận 2. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới nhưng đã mất dấu F0

Ca mắc Covid-19 số 253 là một nữ bệnh nhân người Việt Nam, trú tại Mê Linh, Hà Nội, là chị dâu ở gần nhà và có tiếp xúc gần với trường hợp mắc virus corona số 243.Ngày 6/4 được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Cũng liên quan đến bệnh nhân 243, ca bệnh số 254 chiều nay được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân nam 51 tuổi, trú ở Mê Linh, Hà Nội, là hàng xóm và tiếp xúc gần với các bệnh nhân 243, 250.

Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 9/4, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đang điều trị chạy thận tại Bệnh viện Thận Hà Nội, hiện đang được cách ly, điều trị tại đây.

Trường hợp mắc Covid-19 số 255 là một bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở Bắc Quang, Hà Giang.

Được biết, ngày 27/3, bệnh nhân từ Nga về Việt Nam tại sân bay Nội Bài trên chuyến bay SU290 của Aeroflot.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung ở Vĩnh Phúc. Ngày 8/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Không nên dỡ bỏ chế độ cách ly xã hội quá sớm?

Chiều 9 tháng 4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống đại dịch Covid-19.

Cuộc họp này cũng nhằm đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19 sau 10 ngày cả nước thực hiên chế độ cách ly toàn xã hội, đồng thời cũng là dịp để tất cả cùng thảo luận những biện pháp tăng cường chấp hành nghiêm Chỉ thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này của Chính phủ.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Tổng thống Trump và Campuchia cảm ơn Việt Nam

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 về thực hiện cách ly và khoanh vùng ổ dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, riêng ở Bệnh viện Bạch Mai, tính đến 16h ngày 8/4, cơ quan chức năng đã thực hiện 9.090 xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trong đó có 8.756 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính đã công bố (trong đó, 18/22 mẫu dương tính từ công ty Trường Sinh).

Đối với ổ dịch ở quán Bar Buddha, TP.HCM, có 18 ca nhiễm có liên quan, đã tiến hành rà soát, quản lý 2.400 trường hợp, cách ly theo dõi 222 trường hợp, lấy 196 mẫu xét nghiệm.

Riêng ở ổ dịch ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội, hiện có 2 ca nhiễm (đến chiều nay 9/2, ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc nCoV- tổng cộng 4 người), cơ quan chức năng đã khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 11.077 người (2.711 hộ dân), đã lấy mẫu làm xét nghiệm 270 người trong số 316 người (là F1 của cả 2 bệnh nhân), kết quả 269 mẫu âm tính.

Riêng ổ dịch ở Hà Nam, hiện đã lấy mẫu xét nghiệm của 140 người tiếp xúc gần gồm bệnh nhân cùng phòng, cùng phòng đã ra viện, cán bộ y tế, đồng thời đã có kết quả âm tính với 99 mẫu, số còn lại đang chờ kết quả. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam đang tiếp tục điều tra các trường hợp F1, F2.

© Ảnh : TTXVN phátCông tác chống dịch được thực hiện từ những điều nhỏ nhất như chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh, đến nơi ăn, chỗ ở cho người bệnh, người cách ly, rồi các phương án cách ly, phác đồ điều trị…
Việt Nam có 255 ca mắc Covid-19: Sẽ xử nghiêm vi phạm cách ly toàn xã hội - Sputnik Việt Nam
Công tác chống dịch được thực hiện từ những điều nhỏ nhất như chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh, đến nơi ăn, chỗ ở cho người bệnh, người cách ly, rồi các phương án cách ly, phác đồ điều trị…

Ban Chỉ đạo quốc gia cũng nhấn mạnh, nhiều khả năng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ ghi nhận thêm một số trường hợp mắc SARS-CoV-2 tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp như các bệnh nhân số 183, 237, 243, 251…cũng như tại một số ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng cho rằng, không nên rỡ bỏ các biện pháp chống Covid-19 quá sớm để tránh nguy cơ dịch bệnh tái phát trong cộng đồng.

Việt Nam có đủ máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế chống coronavirus?

Đối với trang thiết bị y tế, Ban Chỉ đạo cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 5.932 máy thở xâm nhập và không xâm nhập đang hoạt động tại các cơ sở y tế. Từ khi có dịch đến nay, nhiều đơn vị, địa phương đã mua dự phòng cho phòng chống dịch hoặc được tài trợ khoảng 485 máy thở. Như vậy, cả nước hiện có khoảng 6.417 chiếc.

Bác sỹ kiểm tra các thông số trong quá trình lọc máu cho bệnh nhân tại Khu cách ly tập trung quận 2. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới nhưng đã mất dấu F0

Bộ Y tế đã cũng đã tiến hành làm việc với 2 công ty sản xuất máy trợ thở cho bệnh nhân nhi/sơ sinh có thể nâng cấp sản xuất máy trợ thở cho người lớn và làm việc với đại diện của tập đoàn Vingroup (Vinfast) để trao đổi về phương án sản xuất máy thở tại Việt Nam. Theo dự kiến, Vingroup sẽ bắt đầu sản xuất từ 20/4 này và giai đoạn đầy là khoảng 5000 máy thở không xâm nhập, còn máy thở xâm nhập dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất từ đầu tháng 5/2020 với sản lượng khoảng 500 máy. Năng lực sản xuất tối đa là 47.000 máy/tháng với điều kiện nguồn cung linh kiện đầu vào có sẵn và đầy đủ.

Về khẩu trang y tế, hiện có 70 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế với năng lực sản xuất vào khoảng 5.720.000 chiếc/ngày và 40.000 chiếc khẩu trang N95 hoặc tương đương/ngày.

Tuy nhiên, các đơn vị đang khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất do giá tăng cao và khan hiếm xảy ra trên phạm vi toàn cầu (nguồn nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế bao gồm: vải không dệt, màng lọc kháng khuẩn, dây thun, thanh mũi), trong đó nguyên liệu vải không dệt, thanh mũi trong nước đã sản xuất được.

Đối với màng lọc kháng khuẩn (nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang y tế), Bộ Y tế đã cho phép sử dụng vải SMS thay thế nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện có 40 doanh nghiệp đang sản xuất khẩu trang kháng giọt bắn, kháng khuẩn với tổng năng lực sản xuất ở mức 7 triệu chiếc/ngày. Các doanh nghiệp đã sản xuất 30 triệu chiếc, trong đó đã xuất khẩu được 7 triệu chiếc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử nghiêm tình trạng không cách ly xã hội

Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện có 4 tỷ người đang phải thực hiện giãn cách xã hội để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đồng thời, nhiều quốc gia cũng có những biện pháp nghiêm ngặt để xử lý các hành vi vi phạm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thời gian qua, cả nước thực hiện chỉ thị 16 nên đã đem lại nhiều kết quả khả quan ban đầu, kiểm soát tốt tốc độ lây lan nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn còn hiện hữu do đó cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, không được lơ là, mất cảnh giác.

“Tôi yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, phải đeo khẩu trang nơi công cộng, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16. Ai không thực hiện phải xử phạt nghiêm. Chúng ta tiếp tục biểu dương những người dân, đơn vị, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị, phê phán những cá nhân, tổ chức vi phạm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chấn chỉnh việc thực hiện cách ly xã hội, với nhiều biện pháp mạnh mẽ theo hướng không quá “tả” cũng không quá “hữu” dẫn đến buông xuôi.

Lực lượng công an xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhưng cũng phải đảm bảo để hàng hóa lưu thông thuận lợi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết vềthời điểm dừng cách ly xã hội, Chính phủ giao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế nhận định sát, đúng tình hình để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định sau ngày 15/4.

“Chính phủ kiên định biện pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Trong từng thời điểm có thể thay đổi chiến thuật nhưng kiên định về chiến lược. Điều quan trọng mang lại hiệu quả chống dịch vừa qua đó là áp dụng các biện pháp đúng thời điểm, tăng dần mức độ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng chức năng, nhất là Công an xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng quy định về cách ly toàn xã hội như: không đeo khẩu trang nơi công cộng, không đứng cách xa người khác trong phạm vi 2 mét, ra đường trong trường hợp không cần thiết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19

Về ngăn chặn nguồn xâm nhập từ bên ngoài, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục kiểm soát chặt khu vực biên giới, hạn chế, không cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, tạm dừng các chuyến bay quốc tế trừ trường hợp bảo hộ công dân được phép của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế tối đa các chuyến bay nội địa, tiếp tục khuyến cáo công dân các nước không về nước trước ngày 15/4/2020. Đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải thực hiện cách ly từng đối tượng cụ thể, Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ công dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần nghiên cứu phác đồ điều trị mới nhất, hiệu quả nhất; tập trung huấn luyện chuyên môn cho các tuyến, tập huấn sử dụng máy thở, đảm bảo đầy đủ thuốc men, phòng ngừa dịch xảy ra trên diện rộng; trước mắt tạm dừng xuất khẩu thuốc điều trị Covid-19, có cơ số nhập khẩu cần thiết dược phẩm chuyên sâu để phục vụ công tác điều trị.

Dù khó khăn do Covid-19, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây chính là thời cơ của ngành công thương và nhiều ngành khác nhất là doanh nghiệp dệt may, trong bối cảnh thiếu các đơn hàng, bị hủy đơn hàng.

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá, đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các ngành sản xuất, thiết bị công cụ y tế, kể cả sản xuất máy thở.

“Chúng ta hy vọng sẽ có ngành công nghiệp sản xuất máy thở ở Việt Nam. Ở Việt Nam đã từng sản xuất được sinh phẩm chẩn đoán, điều đó giúp chúng ta chủ động trong xét nghiệm và điều trị và điều đó là cơ hội chúng ta có thể xuất khẩu sản phẩm này. Khi đứt gãy chuỗi cung ứng thì việc chủ động nguồn cung là biện pháp hữu hiệu căn cơ nhất. Khi tôi nói chuyện với các vị lãnh đạo các nước, họ đều đặt vấn đề bài học Việt Nam, muốn mua khẩu trang các loại và trang thiết bị y tế của Việt Nam. Tôi đề nghị các ngành y tế và Công thương và các ngành khác coi đây là cơ hội và thách thức với các đồng chí”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Đáng chú ý, cũng tại cuộc họp chiều 9/4, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan truyền thông thông tin đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp về phòng, chống Covid-19 để người dân nắm bắt.

“Chống dịch là chính chứ không phải chống giặc trên mạng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tuyên truyền đúng mức, không lạc quan quá, không đưa tin giật gân khiến xã hội hoang mang.
Việt Nam sẽ cung cấp vật tư, thiết bị y tế cho Australia chống Covid-19?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với Thủ tướng Australia rằng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nước này trong khả năng của mình, trong đó có việc cung cấp vật tư, thiết bị y tế phòng dịch cũng như các loại nhu yếu phẩm khác mà Australia có nhu cầu.

Chiều nay (9/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc điện đàm với Thủ tướng Scott Morrison trao đổi về hợp tác song phương và khu vực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những chia sẻ về tình hình, kinh nghiệm phòng chống dịch và những kết quả tích cực mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua. Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, luôn đặt sự an toàn, sức khỏe con người lên hàng đầu và không để ai bị bỏ lại phía sau, bất kể là người dân Việt Nam hay công dân nước ngoài tại Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao nói về công tác bảo hộ công dân, hợp tác chống Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không quên cảm ơn Chính phủ Australia đã chủ động đề xuất hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Australia trong khả năng của mình, trong đó có việc cung cấp vật tư, thiết bị y tế phòng dịch cũng như các loại nhu yếu phẩm khác mà Australia có nhu cầu. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng Austalia quan tâm, tạo điều kiện để du học sinh Việt Nam an tâm tiếp tục học tập tại Australia.

Đáp lại những chia sẻ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Scott Morrison đánh giá cao những nỗ lực và các biện pháp của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi Covid-19. Đồng thời, ông cũng chia sẻ điểm tương đồng và một số đặc thù trong các biện pháp mà Chính phủ Australia đang thực hiện; khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ Australia mong muốn Việt Nam duy trì sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu trong tình hình sản xuất và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của dịch bệnh. Thủ tướng Morrison cũng khẳng định Chính phủ Australia sẽ tạo điều kiện cho du học sinh Việt Nam yên tâm tiếp tục học tập tại Australia.

Hai bên đã đồng thuận tiếp tục nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược tin cậy giữa Việt Nam và Australia, duy trì kênh trao đổi cấp cao và cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Kinh tế thông qua các phương thức linh hoạt. Bên cạnh đó, chính phủ 2 nước sẽ chủ động chuẩn bị các biện pháp nhằm khôi phục du lịch, hàng không và giao lưu nhân dân ngay sau khi dịch đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Thủ tướng Scott Morrison đánh giá cao vai trò và các sáng kiến của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, cam kết tiếp tục ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế, cùng quan tâm nhằm thúc đẩy hợp tác ứng phó với những thách thức chung, vì hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Việt Nam có 255 ca mắc Covid-19: Sẽ xử nghiêm vi phạm cách ly toàn xã hội - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала