Ai chống lưng, bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?

© Ảnh : CTVTrụ sở Công ty TNHH Đường Dương của vợ chồng Đường "Nhuệ"
Trụ sở Công ty TNHH Đường Dương của vợ chồng Đường Nhuệ  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) và vợ là bà Nguyễn Thị Dương bị điều tra về về tội Cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như thế.

Vợ chồng đại gia Đường Nhuệ vốn nổi tiếng ở Thái Bình với hoạt động kinh doanh tín dụng đen, cho vay nặng lãi đòi nợ thuê, bảo kê, mua bán bất động sản. Dân địa phương coi hai vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương như trùm mafia nhưng lại dễ dàng qua mắt được chính quyền địa phương. Liệu có hay không thế lực ngầm đứng sau chống lưng bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?

Công an Thái Bình: Tạm giam vợ chồng đại gia Đường Nhuệ ba tháng

Ngày 11/4, Công an tỉnh Thái Bình thông tin cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam ba tháng đối với ông Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường Nhuệ, sinh năm 1971, đăng ký hộ khẩu thường trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phương Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) nhằm phục vụ công tác điều tra vụ án Cố ý gây thương tích xảy ra chiều 30/3 tại số nhà 366 Lê Quý Đôn.

Cũng liên quan vụ án này, trước đó, hôm 7 tháng 4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp nơi ở để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự đối với Nguyễn Thị Dương, sinh năm 1980, đăng ký hộ khẩu thường trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình. Bà Dương là vợ của đại gia Đường Nhuệ, cả hai vợ chồng vốn rất nổi tiếng ở địa bàn thành phố và tỉnh Thái Bình.

Đối tượng Nguyễn Đức Mạnh, sinh năm 1992, đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 6, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình và Phạm Ngọc Quý, sinh năm 2003, đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư cũng bị bắt.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an quyết tấn công tội phạm tham nhũng, tín dụng đen, ma túy

Dù bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường ngày 9 tháng 4, nhưng đối tượng này đã bỏ trốn. Đến 21h30 ngày 10/4 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã bắt được Nguyễn Xuân Đường khi đối tượng này đang lẩn trốn tại khu vực xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Khi bị bắt, đại gia Đường Nhuệ không chống đối gì, hợp tác với cơ quan điều tra, đảm bảo an toàn cho lực lượng phá án. Ngay sau đó, Nguyễn Xuân Đường được di lý về Thái Bình để phục vụ công tác điều tra.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 10h40 phút, ngày 30/3 nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải Phúc Cường có nhận vận chuyển 1 gói tài liệu của công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội. Do người vận chuyển và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn.

Đại gia Nguyễn Xuân Đường đã gọi điện đe dọa, yêu cầu nhân viên công ty Phúc Cường về Thái Bình gặp Đường. Khoảng 18h20, nhân viên công tý Phúc Cường đến nhà Nguyễn Xuân Đường (cũng là trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương).

Tại đây, Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên công ty Phúc Cường. Sau đó, Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý đã đánh gây thương tích nhân viên công ty Phúc Cường.

Hiện, Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh điều tra, mở rộng vụ án, làm rõ có hay không thế lực chống lưng cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ.

Có hay không người chống lưng cho đại gia Đường Nhuệ?

Ở đất Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương từ lâu đã nổi tiếng không phải bởi kinh doanh lành mạnh mà là hoạt động cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản kiểu “lấy thịt đè người”. Với những lý lịch và những hoạt động bất hảo đó, nhiều người tự hỏi, liệu có hay không thế lực “chống lưng” cho những đại ca giang hồ này?

Mới đây, việc Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam cặp vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi) và Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) - thường được gọi là vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” - để điều tra về tội "cố ý gây thương tích" đã làm nhiều người dân trên địa bàn tỉnh này khấp khởi vui mừng. Người dân hy vọng cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ những hoạt động phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này mà trước đó, người dân từng tố cáo nhưng không có kết quả.

Phạm Bình Minh  - Sputnik Việt Nam
Hàng trăm người nước ngoài đầu tư bất động sản qua người Việt

Được biết, hai vợ chồng Đường - Dương đã từng có thời gian sinh sống tại nước ngoài, tuy nhiên cả hai đã về nước khoảng 10 năm trước. Khi đến với nhau, đôi bên đều đã có gia đình và con cái riêng.

Theo ông N.X.C. (57 tuổi, một "dân xã hội" đã "gác kiếm") chia sẻ với Tuổi Trẻ, khi mới bước chân vào giới "giang hồ", nghề chính của cặp vợ chồng Đường - Dương là đòi nợ thuê và cho vay nặng lãi.

Theo thời gian, nhiều người dân và hộ kinh doanh ở Thái Bình dần khiếp đảm trước cái tên "Đường Nhuệ". Lý do là bởi dưới trướng vợ chồng "đại ca" này có sự phục vụ của những thanh niên mới lớn sẵn sàng liều mình, thậm chí là cả những đàn em có “máu mặt”.

Ông C. cho biết, trong số những nạn nhân của “Đường Nhuệ” là Công ty Lâm Quyết tại TP Thái Bình. Năm 2019, vợ chồng giám đốc công ty này có vay của người ngoài một số tiền nhưng vì trục trặc trong giấy tờ lúc vay, lúc trả nên xảy ra mâu thuẫn. Bên cho vay sau đó đã nhờ Đường Nhuệ đòi nợ giúp.

Thời gian sau, một nhóm người xăm trổ, mang theo “hàng lạnh” kéo đến Công ty Lâm Quyết đập phá đồ đạc, đuổi công nhân ra ngoài rồi lấy đi tài liệu, sổ sách, ghi âm và nhiều bằng chứng thể hiện việc trả nợ của công ty này đối với người cho vay.

Máy bay Việt Nam Airlines và VietJet Air tại sân bay  - Sputnik Việt Nam
"Đại gia" bất động sản sờ soạng khách nữ trên máy bay bị phạt 10 triệu đồng
Qua nhiều cuộc điện thoại được ghi âm lại, người được cho là Đường Nhuệ liên tục đe dọa sẽ lấy mạng của ông Nguyễn Văn Lẫm (giám đốc công ty) nếu ông này không chấp nhận sang nhượng công ty lại cho Nguyễn Xuân Đường.

Ông Lẫm đã nhiều lần trình báo cơ quan chức năng để xin được bảo đảm an toàn tính mạng cho gia đình nhưng không có kết quả. Sau đó, chính vợ chồng ông Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị khởi tố về tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản"!

Năm 2014, một nạn nhân khác của đại gia Đường Nhuệ cũng từng mang đơn đi nhiều nơi để tố cáo đối tượng này nhận đòi nợ thuê và đánh người gây thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở công an phường trên địa bàn TP Thái Bình.

Công an TP Thái Bình khi đó đã ra quyết định khởi tố vụ án "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do chưa xác định được bị can trong vụ án trên và hết thời hạn điều tra.

Đường Nhuệ cho đàn em xăm trổ đi đấu giá bất động sản

Nói về việc tại sao cặp vợ chồng này lại “phất” lên nhanh chóng như thế, ông C. cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản nhưng không phải qua con đường làm ăn chân chính, mà thông qua việc đe dọa công khai khi đi đấu giá đất tại khắp các huyện trong tỉnh Thái Bình, thậm chính ngay trước mặt cả cơ quan chính quyền.

Trong việc đấu thầu đất ở Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương có thể nói là "đấu ở đâu là trúng ở đó". Có thể liệt kê mốt số khu đất mà gia đình đại gia này tham gia đấu giá như: đất Nhà máy Bia Ong cũ ở phố Lý Thường Kiệt, dãy shophouse sau Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, khu dân cư tại xã Bình Nguyên và xã Vũ Ninh thuộc huyện Kiến Xương...

Ông Đinh Trường Chinh - Sputnik Việt Nam
Ông chủ dự án hơn 13.000 căn hộ xây dựng trái phép tại Thủ Thiêm là đại gia bất động sản “khét tiếng”

Những người từng đi đấu giá những khu đất trên cho biết, cặp vợ chồng này thường sự dụng “chiêu bài” là huy động một lượng lớn “đàn em” xăm trổ đến địa điểm đấu giá. Nếu có người mua hồ sơ, đôi vợ chồng này sẽ cho người đến đe dọa để họ tự rút lui.

Nếu người mua vẫn không chịu rút lui, các đối tượng sẽ tiếp tục khủng bố tinh thần, thậm chí hành hung nếu cần thiết. Bằng cách này, vợ chống Đường – Dương thường "một mình một ngựa" trong cuộc đấu giá.

Có thể kể đến vụ đấu giá đất tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương thời gian gần đây. Khu dân cư này có 46 lô đất nhưng có đến 700 hồ sơ đăng ký mua. Thế nhưng đến khi chốt lại, một mình Công ty Đường Dương trúng đến 30 lô đất, 16 lô còn lại dành cho 700 hồ sơ khác "đấu nhau".

Nhằm xây dựng "hình ảnh", đôi vợ chồng đại gia này công khai trên các trang mạng các hoạt động xây cất nhà lầu, sở hữu hàng trăm bất động sản, chơi siêu xe, tổ chức những bữa tiệc lớn với hàng trăm, hàng nghìn quan khách. Ngoài ra, gia đình này cũng kết giao với những cầu thủ, ca sĩ, diễn viên có tiếng để tạo vỏ bọc doanh nhân thành đạt cho mình.

Bên cạnh đó, vợ chồng đại gia Đường - Dương cũng "làm màu" trước công chúng với những hình ảnh đi làm từ thiện, làm công ích, giúp đỡ người nghèo với số tiền ủng hộ lên tới hàng tỉ đồng.

Thời gian vừa qua, đại gia Nguyễn Xuân Đường, tự xưng là võ sư Đường Nhuệ, cũng tham gia một số phim phát trên mạng như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ, Tỷ phú đè đại gia...

Chuyên gia tội phạm nói về vụ bắt vợ chồng đại gia Đường Nhuệ

Liên quan đến vụ án vừa được Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra liên quan hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, nhờ nắm được tình hình dư luận tại chỗ, nên việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Đường, bà Nguyễn Thị Dương và các đối tượng liên quan được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của Ban lãnh đạo mới, Công an tỉnh Thái Bình.

Bị cáo Trần Văn Đồng ngồi xe lăn đến tòa do bị tai biến - Sputnik Việt Nam
Luận tội Đại tá quân đội và đồng phạm vụ buôn bán xăng giả ở Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, đây cũng giống nhu kỳ vọng của người dân Đồng Nai đối với ngành Công an tỉnh này, sau những cuộc ra quân tấn công vào các đường dây bảo kê xe quá tải hay triệt phá những hang ổ tội phạm trong thời gian gần đây.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu nhận định với Lao Động, nhiều khả năng vụ án “Nguyễn Xuân Đường cùng đồng bọn” có thể không dừng lại ở phạm vi một vụ án cố ý gây thương tích đơn thuần. Vì ngay sau khi nhóm này bị bắt giữ, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của họ xảy ra trong những năm vừa qua tại Thái Bình, nhưng chưa được phát hiện, điều tra làm rõ.

“Qua những thông tin đó, có thể hình dung đây là một ổ nhóm hoạt động kiểu xã hội đen, lộng hành, công khai”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Dư luận và báo chí phản ánh ổ nhóm do vợ chồng đại gia Nguyễn Xuân Đường cầm đầu đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, như hoạt động tín dụng đen cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Nhất là những hành vi sai phạm về đấu giá đất đai, kinh doanh bất động sản.

“Một số người hiểu chuyện tại Thái Bình đã kể với tôi về những thủ đoạn mua đấu giá đất “bách phát, bách trúng” của Bất động sản Đường Dương. Chẳng hạn như việc sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm doạ buộc các nhà thầu khác phải “bán sới” khỏi các cuộc đấu giá đất” chuyên gia Đào Trung Hiếu chia sẻ.

Nhân sự việc lần này, vụ hành hung gây thương tích đối với bà Đinh Thị Lý xảy ra ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình vào sáng 18.11.2014, đã bị tạm đình chỉ điều tra vào năm 2015, cũng đã được báo chí đào xới lại.

“Trong hoạt động điều tra hình sự, đã có những “đại án” được bắt đầu, khai thông từ những vụ việc nhỏ. Bằng hành động trấn áp ổ nhóm tội phạm này, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là bước “đột phá khẩu” để Công an tỉnh Thái Bình điều tra mở rộng, làm rõ hàng loạt các vấn đề khác có liên quan”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an quyết tấn công tội phạm tham nhũng, tín dụng đen, ma túy
Vị chuyên gia tâm lý học tội phạm với nhiều năm công tác trong lĩnh vực điều tra hình sự cũng chỉ rõ, việc các tổ chức tội phạm hoạt động dưới vỏ bọc công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

“Trong quá trình hoạt động, nhằm tạo dựng các mối quan hệ với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước để thuận lợi trong công việc làm ăn, hay để che giấu đi những hoạt động phạm tội trong thế giới ngầm, họ cần những bộ mặt “sạch sẽ”, ông Hiếu chỉ rõ.

Theo đó, việc tích cực làm từ thiện, nhân đạo, cùng nhiều công nghệ lăng xê qua nhiều hình thức giúp những đối tượng này “che mắt” dư luận và chính quyền.

Vị chuyên gia tâm lý tội phạm lấy minh chứng từ vụ của ổ nhóm Dương văn Khánh tại Hà Nội, Nguyễn Ngọc Minh (Minh Sâm) ở Bắc Ninh, trước khi bị bắt giữ đều rất nổi tiếng về các hoạt động từ thiện, nhân đạo, lấy bình phong “mạnh thường quân” để quyên góp ủng hộ tiền của, vật chất cho cộng đồng.

“Đối với ổ nhóm tội phạm vừa bắt tại Thái Bình, từ những thông tin đã được dư luận và báo chí phanh phui trong mấy ngày qua, có lẽ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại động cơ thực sự của những hoạt động từ thiện đó”, Trung tá Đào Trung Hiếu nhận định.

Với những hành vi “coi trời bằng vung” như vậy trong suốt hơn chục năm qua, dự luận đang đặt ra câu hỏi liệu có hay không thế lực đứng ra “chống lưng” cho đôi vợ chồng đại gia này? Đây là vấn đề mà cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала