Một bài báo mô tả công trình nói trên vừa ra mắt trên PLOS ONE. Các tác giả công trình nhận định rằng những khám phá theo hướng này giúp tìm hiểu rộng hơn về sự đa dạng của họ coronavirus.
“Đại dịch virus hiện nay nhắc nhở chúng ta rằng sức khỏe con người có liên quan với sức khỏe của động vật hoang dã và môi trường như thế nào, - tác giả bài báo, người đứng dầu nhóm nghiên cứu Marc Valitutto nhận xét. - Trên khắp thế giới, con người tương tác với thiên nhiên hoang dã ngày càng nhiều. Chính vì vậy nên chúng ta càng hiểu biết về những loài vật và những virus đó nhiều hơn - xem điều gì giúp chúng biến đổi và cách chúng lây truyền giữa các loài ra sao - thì chúng ta càng có thể giảm thiểu nguy cơ phát sinh những đại dịch mới”.
Các nhà khoa học đã thu thập nước bọt và phân dơi ở ba nơi tại Myanmar, nơi mọi người thường xuyên tiếp xúc với những con vật này. Ví dụ như những vùng đất mới được khai hoang để xây dựng hoặc canh tác, hoặc nơi khách du lịch hay ghé thăm những hang động trong đó có nhiều dơi sinh sống.
Việc phân tích 750 mẫu được thu thập trong giai đoạn 2016-2018 từ 400 cá thể thuộc 11 loài khác nhau cho thấy 48 con trong số đó chứa bảy loại coronavirus, mà sáu loại trong đó khoa học chưa hề biết đến.
Lưu ý rằng công việc được thực hiện trong khuôn khổ dự án PREDICT (có thể dịch là "Dự đoán"). Đúng như vây, việc quan sát động vật và con người cho phép các chuyên gia ở một mức độ nào đó dự đoán được diễn biến sự việc, đặc biệt là việc lây truyền mầm bệnh mới từ động vật sang người.
Hơn nữa, như các chuyên gia lưu ý, nhiều loài coronavirus không gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, chỉ có nghiên cứu chúng thật kỹ mới có thể xác định được bản chất thực sự của từng mầm bệnh và chủng cụ thể.
Lưu ý các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng động vật có vú mang trong mình hàng ngàn loại virus chưa được khoa học biết đến.