Các nhà chức trách hứa sẽ bồi hoàn cho "cựu chiến binh của đại dịch" tất cả các chi phí điều trị - cho đến đồng nhân dân tệ cuối cùng. Nhiều người chắc chắn: đây là bí quyết thành công trong cuộc đấu tranh của Trung Quốc chống dịch bệnh.
Từ thất bại, trở thành tấm gương để noi theo
Các thành phố Trung Quốc đang dần trở lại với cuộc sống thường ngày. Siêu thị, công viên, sân thể thao và quán cà phê trống vắng trong nhiều tuần, giờ đây tràn ngập người. Tuy nhiên, chiến thắng cuối cùng trước dịch bệnh vẫn chưa được công bố. Trong ngày qua, 108 trường hợp nhiễm mới đã được ghi nhận. Trong số này, 98 công dân Trung Quốc từ nước ngoài về (việc nhập cảnh Trung Quốc đối với người nước ngoài đã bị đóng cửa kể từ ngày 26 tháng 3).
Có 10 bệnh nhân - ở tỉnh Hắc Long Giang giáp biên giới với Nga và khu vực phía nam Quảng Đông.
"Ủy ban Y tế nhà nước đã nhận được thông tin từ 31 tỉnh về 82.160 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus chủng mới, 1.156 người hiện đang bị bệnh (121 ca trong tình trạng nghiêm trọng), 77.663 người đã được xuất viện, 3.341 trường hợp tử vong", - báo cáo mới nhất của ủy ban cho biết.
Vào ngày 26 tháng 2, Trung Quốc là nước dẫn đầu về số bệnh nhân - khoảng 80 nghìn người. Ở vị trí thứ hai với hơn 1 ngàn người nhiễm bệnh là Hàn Quốc. Một tháng sau, Ý đã bắt kịp Trung Quốc (76,5 nghìn người nhiễm bệnh) và Hoa Kỳ (72,2 nghìn).
1st: 26.02.2020 - 81.245 cases - 2.770 deaths
— Dust in Paradise (@DustinParadise) April 4, 2020
2nd: 14.03.2020 - 147.838 cases - 5.539 deaths
3rd: 24.03.2020 - 383.944 cases - 16.595 deaths
4th: 04.04.2020 - 1.134.418 cases - 60.115 deaths#COVID19 #Covid_19 #COVIDー19 #COVID2019 pic.twitter.com/LTTrmQziIj
Bây giờ kỷ lục xấu thuộc về Hoa Kỳ. Ở đó, vào ngày 12 tháng 4, nửa triệu người bị bệnh, nhiều hơn 300 nghìn so với ở Ý và Tây Ban Nha.
Cho đến nay, tình hình vẫn chưa thể kiểm soát. Kể từ ngày 13 tháng 4, Donald Trump đã tuyên bố «chế độ thảm họa lớn» ở tất cả 50 tiểu bang. Tổng thống bị cáo buộc phản ứng chậm và câu hỏi chất vấn được đăt ra: liệu thảm họa có thể tránh được hay không? Có đáng để noi theo ví dụ từ đối thủ chiến lược chính - Trung Quốc?
Chi phí đắt đỏ chữa bệnh cho bệnh nhân
Các biện pháp chưa từng có mà chính quyền Trung Quốc đã thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus đã không được thảo luận trong tuần đầu tiên. Những bài học quý giá nhất về kinh nghiệm của Trung Quốc là huy động nhân viên y tế giúp đỡ các đồng nghiệp tại tâm chấn của bệnh, xây dựng khẩn cấp các bệnh viện dã chiến và xét nghiệm hàng loạt.
Tuy nhiên, có một yếu tố khác, có lẽ là yếu tố quan trọng nhất. Và là yếu tố ít thực tế ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Ở đây đang nói về chăm sóc y tế miễn phí cho đại đa số bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Ở Mỹ, hầu hết tất cả các bệnh viện đều là tư nhân. Đồng thời, các công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho xét nghiệm coronavirus chỉ trong trường hợp có kết quả dương tính và chi phí điều trị chính sẽ do bệnh nhân chịu.
Các chương trình bảo hiểm thực sự phải trả khoảng 80% chi phí chăm sóc y tế, nhưng thường thì các khoản tiền này được trả sau khi đăng ký - nghĩa là trước tiên, bệnh nhân phải chi tiêu tiền của mình để điều trị và sau đó nhận được bồi thường.
Những người Mỹ sống dưới mức nghèo khổ chỉ có thể dựa vào sự hỗ trợ tối thiểu của nhà nước và gần mười phần trăm công dân không có bảo hiểm y tế. Mặc dù thực tế là các hóa đơn xét nghiệm và điều trị từ COVID-19 lên đến hàng chục ngàn đô la, nhưng không ai sẽ hoàn trả các chi phí đó.
Viễn cảnh mắc nợ vì điều trị thường trông có vẻ tồi tệ hơn căn bệnh này, vì vậy nhiều người mang virus tiềm năng không đến gặp bác sĩ. Logic như vậy có thể chiếm ưu thế ở Trung Quốc, nơi nhà nước cũng không chi trả tất cả các chi phí y tế của một tỷ rưỡi công dân.
Theo luật pháp Trung Quốc, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về chính sách và quản lý y tế và mọi người dân đều có quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe miễn phí. Mặc dù vậy, gánh nặng chính của việc cung cấp bảo hiểm y tế Trung Quốc thuộc về chính quyền địa phương.
Các chương trình cơ bản bao gồm phương án thành phố, được sử dụng bởi chủ lao động (sự tham gia của nhà nước là tối thiểu), gói dịch vụ cơ bản tự nguyện cho công dân và cùng một chương trình bảo hiểm tương tự cho cư dân nông thôn.
Những người muốn nhiều hơn sẽ phải mua bảo hiểm từ công ty tư nhân. Không có số liệu thống kê chính xác, nhưng chính quyền Trung Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành này.
Việc đầu tiên - Hãy chữa khỏi bệnh
Theo Xiong Xianjun, người đứng đầu Cơ quan dịch vụ về quản lý chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, việc điều trị một bệnh nhân coronavirus tốn trung bình 21,5 nghìn nhân dân tệ (khoảng 71,5 triệu đồng). Việc chữa trị cho bệnh nhân nặng khỏi bệnh đắt hơn nhiều: trung bình 150 nghìn nhân dân tệ (500 triệu đồng). Những bệnh nhân cực kỳ nghiêm trọng, như Xiong Xianjun nhấn mạnh, là thiểu số, tốn kém khoảng vài trăm nghìn nhân dân tệ, và đôi khi hơn một triệu.
Tổng cộng, quan chức này lưu ý, vào ngày 6 tháng 4, điều trị bệnh nhân ở 31 khu vực của đất nước tốn khoảng 1,486 tỷ nhân dân tệ (hơn 4,7 triệu tỷ đồng).
Nhưng dữ liệu này chưa phải là con số cuối cùng và có khả năng còn tăng nữa, Cục trưởng cho biết. Chẳng hạn, vào ngày 29 tháng 3, hóa đơn trung bình trên mỗi bệnh nhân là khoảng 17 nghìn nhân dân tệ và tăng 4,5 nghìn mỗi tuần. Ngoài ra, vẫn còn phải xem tỷ lệ viện trợ nước ngoài trong chi phí điều trị là bao nhiêu.
Liên quan đến vấn đề hoàn trả các chi phí đáng quan tâm đối với công chúng Trung Quốc, vào tháng 1, các nhà chức trách tuyên bố rằng việc chăm sóc tất cả bệnh nhân COVID-19 sẽ miễn phí. Điều tương tự cũng đúng với những người nhập viện vì nghi ngờ coronavirus. Sở Y tế của tỉnh Hồ Bắc (nơi có tâm chấn Vũ Hán) tuyên bố rằng khoản bồi hoàn sẽ đầy đủ - bằng chi phí bảo hiểm y tế và quỹ hỗ trợ của nhà nước.
Trong thực tế, tất nhiên, đã phát sinh trở ngại quan liêu. Như một nữ cư dân của Vũ Hán nói với phóng viên, người chồng bị bệnh của cô không được đưa vào Bệnh viện thành phố Tongji, vì anh không mang theo mình bảo hiểm y tế. Sau nhiều giờ tranh luận, hóa ra chỉ cần chứng minh nhân dân là đủ.
Những người mắc bệnh nhẹ thường bị cách ly trong khách sạn đặc biệt. Họ đã mua thuốc bằng chi phí của mình, nhưng chính quyền cam kết sẽ hoàn trả các khoản này.
Theo Xiong Xianjun, thống kê tính toán đang tiếp tục.
«Theo chính sách «2 bảo đảm» (xóa đói nghèo ở khu vực nông thôn nghèo và cải thiện mức sống của các huyện nghèo), tất cả bệnh nhân bị coronavirus sẽ nhận được các khoản thanh toán», - ông Xiong nhấn mạnh.
Đồng thời, chính quyền sẽ giảm dần thuế đối với chi phí bảo hiểm y tế cho nhân viên.
Dịch bệnh buộc nhà nước phải chú ý đến những thiếu sót trong việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng y tế: từ giường bệnh trong bệnh viên cho đến công tác chẩn đoán. Chính phủ Trung Quốc đã công bố việc phân bổ vốn bổ sung cho chính quyền khu vực cho các dự án khác nhau trong lĩnh vực y tế.
Trước đây, tiền địa phương được sử dụng chủ yếu vào cơ sở hạ tầng. Nhưng lần này, Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc đã phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 14,25 tỷ nhân dân tệ (hơn 46 nghìn tỷ đồng) với thời gian đáo hạn là 1 năm cho các dự án y tế. Vào tháng 1, ngân hàng cũng đã ban hành khoản vay trị giá hai tỷ nhân dân tệ (khoảng 6 nghìn tỷ đồng) cho chính quyền thành phố Vũ Hán.
Tổng kết kinh nghiệm của Trung Quốc: chữa bệnh là trước hết, sau đó mới xem xét, xác định với bảo hiểm và thanh toán - đây là kế hoạch của chính phủ giữa lúc đỉnh điểm xảy ra dịch bệnh.