https://kevesko.vn/20200417/den-cuoi-nam-2021-kinh-te-toan-cau-co-the-khong-phuc-hoi-hoan-toan-khoi-anh-huong-dai-dich-8942250.html
Đến cuối năm 2021 kinh tế toàn cầu có thể không phục hồi hoàn toàn khỏi ảnh hưởng đại dịch
Đến cuối năm 2021 kinh tế toàn cầu có thể không phục hồi hoàn toàn khỏi ảnh hưởng đại dịch
Sputnik Việt Nam
Thậm chí đến cuối năm 2021, hoạt động kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus có thể chưa được phục hồi hoàn toàn, bà Gita Gopinath, nhà kinh tế... 17.04.2020, Sputnik Việt Nam
2020-04-17T14:44+0700
2020-04-17T14:44+0700
2020-04-17T14:44+0700
https://cdn.img.kevesko.vn/img/894/22/8942239_0:104:3001:1792_1920x0_80_0_0_d9e050d2056d52c48b64ef57158751fa.jpg
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2020
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/894/22/8942239_236:0:2763:1895_1920x0_80_0_0_a1663ad1c4b3c22061f71a787c88b00a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, thế giới
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, thế giới
Đến cuối năm 2021 kinh tế toàn cầu có thể không phục hồi hoàn toàn khỏi ảnh hưởng đại dịch
Thậm chí đến cuối năm 2021, hoạt động kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus có thể chưa được phục hồi hoàn toàn, bà Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.
Tác hại của coronavirus đối với nền kinh tế thế giới
Theo ước tính của IMF, năm nay nền kinh tế thế giới sẽ bị thu hẹp khoảng 3%, đây là cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng những năm 1930.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng năm tới nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5,8%. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần phục hồi, bà Gopinath nói với CNBC.
"Chúng tôi dự đoán rằng thậm chí đến cuối năm 2021, mức độ hoạt động kinh tế sẽ thấp hơn so với những gì chúng tôi dự đoán trước khi có coronavirus", - bà nói.
Chính phủ và các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện các biện pháp khuyến khích để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình sống sót qua cuộc khủng hoảng.
"Tôi nghĩ rằng nếu so sánh điều này với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu... thì phản ứng nhanh hơn rất nhiều và quy mô lớn hơn nhiều", - bà Gopinath nói.
Theo bà, các quốc gia trên thế giới đã công bố các khoản kích thích tài khóa trị giá khoảng 8 nghìn tỷ đô la. Các ưu đãi trị giá khoảng 7 nghìn tỷ đô la đã được áp dụng ở các nước G20, điều đó có nghĩa là khối lượng ưu đãi được phân bổ không đồng đều giữa các nền kinh tế.
“Chúng tôi quan ngại về mức phát triển các nền kinh tế có ít cơ hội tài chính hơn. Tôi nghĩ rằng họ đang ở trong tình thế rất khó khăn”, – bà Gopinath nói.