Theo kết quả quý I năm 2020, GDP của Trung Quốc đã giảm 6,8%, là lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1992.
Thử thách chỉ mới bắt đầu
«Nếu theo dõi số liệu thống kê của ba tháng đầu năm, có thể thấy rằng sau cú đòn giáng của dịch bệnh trong hai tháng đầu, đến tháng 3 đã xuất hiện những mầm mống cải thiện thứ nhất. Tuy nhiên, vì dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, những thử thách thực sự đối với nền kinh tế Trung Quốc chỉ vừa mới bắt đầu», - ông Trương tuyên bố.
Bắt đầu từ giữa tháng 3, - chuyên gia nói tiếp -, nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhận cú đòn giáng mới từ sự sụt giảm đột ngột về nhu cầu tại thị trường nước ngoài.
Chuyên gia giải thích rằng trong thời gian lễ hội đón Năm Mới theo âm lịch, do dịch bệnh coronavirus, các doanh nghiệp Trung Quốc đã buộc phải ngừng hoàn toàn dây chuyền công nghiệp, là điều không diễn ra vào khoảng thời gian bình thường, dẫn đến sụt giảm mạnh sản lượng đến 9,8% của lĩnh vực sản xuất, yếu tố chính làm GDP sụp đổ.
Theo quan điểm của ông Trương, mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã thi hành một số biện pháp nhằm cấp xung lực kích thích thị trường nội địa, nhưng vẫn không có khả năng bù đắp được những đơn đặt hàng khẩn cấp cần thiết của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp với định hướng xuất khẩu.
«Tình trạng gián đoạn trong việc nhận đơn đặt hàng nước ngoài và khoảng ngắt quãng trong dòng tiền vốn sẽ trở thành nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của những doanh nghiệp này», - chuyên gia nêu nhận xét.
Ông nhắc nhở rằng có hơn 100 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp Trung Quốc với định hướng xuất khẩu, nếu những cơ sở này không thể đứng vững thì nền kinh tế Trung Quốc ắt sẽ tiếp tục sụt giảm hơn nữa và tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn tăng rõ rệt.
«Mùa đông lạnh giá»
Mặc dù Chính phủ đang thực hiện các biện pháp về giảm thuế và giảm phần trăm lãi cho các khoản vay, - nhưng ông Trương lưu ý -, do có quá nhiều doanh nghiệp bị hứng đòn, khả năng và độ sẵn sàng của các ngân hàng thương mại phải chịu thử thách, mà thực tế chi tiêu ngân sách hạn chế của Chính phủ cũng sẽ thu hẹp cơ hội kích thích đầu tư quy mô lớn.
«Vì thế các công ty Trung Quốc và nền kinh tế Trung Quốc đều cần hiểu rõ là phải sẵn sàng đương đầu với «mùa đông lạnh giá». Chắc là sự phục hồi nhu cầu bên ngoài có thể sẽ diễn ra vào quý IV năm nay, do vậy nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu phục hồi được chỉ vào quý IV. Quý II sẽ là thử thách gay gắt nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc», - ông Trương tuyên bố.
Ông nói thêm rằng dịch bệnh không chỉ dẫn đến suy thoái kinh tế mà còn làm biến đổi cơ cấu kinh tế và những khả năng về cải thiện mô hình tăng trưởng kinh tế.