Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương thuộc Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ đã điều hai tàu chiến đến khu vực đang có con tàu nghiên cứu «Hải dương Địa chất 8» («Haiyang Dizhi 8») của Nhà nước Trung Quốc và giàn khoan nổi West Capella do công ty dầu mỏ quốc gia «Petronas» của Malaysia vận hành. Tin này do phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ Nicole Schwegman công bố vào ngày 21 tháng 4. Như Reuters nhận xét, nữ Thư ký báo chí của phía Hoa Kỳ không nói rõ vị trí chính xác của tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm tên lửa USS Bunker Hill đang ở toạ độ nào trong vùng biển kể trên.
USS America and USS Bunker Hill operate in South China Sea amid China-Malaysia standoff. @Reuters https://t.co/EY2c2MJVl6 pic.twitter.com/wuEI5PYfcp
— AMTI (@AsiaMTI) April 22, 2020
Trong thông báo có đề cập đến chi tiết một tháng trước tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển nơi Việt Nam đang tiến hành khảo sát. Bà Nicole Schwegman lưu ý rằng Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong việc xác định quyền lợi kinh tế của các nước.
Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tình huống tàu Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sát gần giàn khoan dầu của «Petronas» thực chất là «hành vi hăm doạ bắt nạt» («bullying behavior») từ phía Bắc Kinh. Phía Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc dường như đang lợi dụng bối cảnh cả khu vực tập trung vào đấu tranh chống đại dịch coronavirus để «ép buộc gây áp lực» với các nước láng giềng.
U.S. State Department says it is “concerned by reports of China’s repeated provocative actions” in the South China Sea, calling on China to “cease its bullying behavior.” @CNBC https://t.co/y5MtcZtE3w pic.twitter.com/0bhoZnTiJ1
— AMTI (@AsiaMTI) April 21, 2020
Tình hình ở Biển Đông vẫn không đồng nhất tuy nhiên gần đây đã có một số yếu tố ổn định. Phải kể đến tác dụng tốt từ nỗ lực đa phương của các nước trong khu vực để hoạch định phát triển Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Có hiện tượng là khi công việc với văn kiện này càng được tiến hành tích cực hơn, thì Hoa Kỳ cũng càng thể hiện cách hành xử hung hăng hơn trong khu vực. Thêm nữa, những cố gắng quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ đã không thành công, mà chỉ gây mất ổn định tình hình. Cụ thể, phán quyết đã rõ của Toà trọng tài Hague với hồ sơ của Philippines kiện Trung Quốc không mang lại hiệu quả. Phía Trung Quốc phản bác và cho rằng hoàn toàn vô lý.
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ càng gia tăng, - ông Vladimir Evseev chuyên gia từ Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISS) nhận định. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Evseev đã đánh giá khả năng của Trung Quốc trong tình huống này.
«Kế hoạch của Trung Quốc về hiện đại hóa quân đội đang được thực thi thành công. Trước hết là trong lĩnh vực Hải quân, có thể mở rộng tiềm năng dưới dạng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Một trong những ưu tiên của Trung Quốc chắc là gia tăng hiện diện ở Biển Đông, cũng như cố gắng nắm quyền kiểm soát eo biển Malacca. Điều đó sẽ song song với việc tăng cường thành phần hàng không để đảm bảo an toàn cho các hòn đảo xây dựng nhân tạo. Trung Quốc cũng sẽ tăng đáng kể cơ số máy bay không người lái của mình, trước hết là UAV tấn công, để kiềm chế Hoa Kỳ. Hiện thời chưa rõ liệu Trung Quốc có tiến tới chế tạo các phương tiện không người lái ngầm dưới nước hay không, nhưng cũng chẳng nên loại trừ phương án như vậy, bởi đây sẽ là lời đáp trả rất hiệu nghiệm đối với sự hiện diện các nhóm hàng không tấn công của Hoa Kỳ. Nhìn chung, cho đến những năm 2025-2030, tiềm năng hải quân của Trung Quốc sẽ mạnh lên đáng kể».