Điều này được nêu trong thư kiến nghị được Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreasa công bố.
Trước đó, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương không do LHQ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong tình hình dịch bệnh coronavirus. Đầu tháng Tư, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Duma quốc gia Nga Leonid Slutsky kêu gọi các chính trị gia ở Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Anh và các tổ chức liên nghị viện từ bỏ chính sách trừng phạt. Nga đề nghị Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên bố đoàn kết trong cuộc chiến chống coronavirus, nhưng Mỹ, EU, Anh, Ukraina và Gruzia đã ngăn chặn việc thông qua dự thảo nghị quyết của Nga kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đơn phương.
"Chúng tôi đề nghị đưa vào vào gói các biện pháp ưu tiên áp dụng hiện nay của OHCRH liên quan đến dịch bệnh COVID-19 sự cần thiết bãi bỏ các biện pháp cưỡng chế đơn phương, bởi vì những biện pháp này đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền được phát triển của hàng trăm triệu người trên thế giới, cũng như do hiệu ứng của chúng gây thiệt hại cho một loạt các quyền kinh tế và xã hội", thư kiến nghị viết.
Theo văn bản bức thư, trong số các nước này có Nga, Trung Quốc, Venezuela, Syria, Cuba, CHDCND Triều Tiên, Iran, Campuchia, Zimbabwe và Nicaragua. Các tác giả thư kiến nghị chỉ ra rằng những hạn chế về tài chính và ngân hàng, cũng như các biện pháp trừng phạt thứ cấp rộng rãi đối với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau của các quốc gia bị ảnh hưởng, đã tước đi của những nước này nguồn lực tài chính của chính họ và gây trở ngại cho việc nhập khẩu hàng hóa cứu sinh là thuốc và trang thiết bị y tế.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trước đó đã kêu gọi các nước G20 dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các quốc gia khác nhằm chống lại sự lây lan của coronavirus hiệu quả hơn. Cả bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền LHQ, cũng lên tiếng ủng hộ việc dỡ bỏ hoặc tạm đình chỉ các biện pháp trừng phạt trong tình hình đại dịch.