Những cáo buộc vô căn cứ
Hôm thứ Ba, Ủy ban về tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ đã công bố phần thứ tư của báo cáo về hoạt động của cộng đồng tình báo đất nước liên quan đến cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử. Báo cáo tình báo được công bố vào đầu năm 2017 dưới thời Tổng thống Barack Obama và trở thành cơ sở chính thức cho các cáo buộc chống lại Liên bang Nga. Về phần mình, Nga phủ nhận những cáo buộc này. Đồng thời, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nói rằng các kết luận về vai trò của RT và Sputnik trong "sự can thiệp" vào cuộc bầu cử dựa trên dữ liệu cũ.
"Những ẩn ý hoang tưởng, không được hỗ trợ bởi bất kỳ sự thật nào, là một sản phẩm của cuộc đấu tranh chính trị nội bộ giữa các lực lượng khác nhau ở Hoa Kỳ. Với sự ngoan cố khó hiểu, họ cáo buộc Nga là người có lỗi trong những thất bại của họ và cố gắng đào sâu thêm đề tài này trong cuộc đua bầu cử mới, tức lại sử dụng chiến dịch chống Nga thêm một lần nữa", - bà Zakharova nói trong cuộc họp báo ngắn.
Tình hình với truyền thông Nga ở phương Tây ngày càng trở nên phức tạp hơn
Vào tháng 11 năm 2016, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết nêu rõ sự cần thiết phải chống lại truyền thông Nga, tài liệu này cũng nêu các mối đe dọa chính là Sputnik và RT.
Bình luận về việc thông qua nghị quyết này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng các nhà báo RT và Sputnik về công việc hiệu quả của họ. Đồng thời, ông lưu ý rằng tài liệu này là bằng chứng cho thấy sự xuống cấp rõ ràng của các ý tưởng về dân chủ trong xã hội phương Tây. Theo ông Putin, ông trông đợi vào chiến thắng của lẽ phải và hy vọng rằng sẽ không có hạn chế thực sự nào đối với truyền thông Nga.
Một số chính trị gia phương Tây, bao gồm các thượng nghị sĩ và nghị sĩ Hoa Kỳ, cũng như tổng thống Pháp, đã cáo buộc Sputnik và RT can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ và Pháp, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Các quan chức Nga gọi những cáo buộc đó là vô căn cứ.