Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông

© AP Photo / Xinhua, Zha ChunmingQuần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Ngoại giao bình luận việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông. Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông. Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cũng lên tiếng về việc Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ nói Việt Nam xâm lược Biển Đông.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tố Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 để bắt nạt và ngăn cản Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN thực hiện khai thác tài nguyên năng lượng hợp pháp trên Biển Đông. Mỹ phản đối mạnh mẽ vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa và sẽ bắt các quốc gia liên quan phải chịu trách nhiệm vì đi bắt nạt và o ép các quốc gia láng giềng.

Việt Nam phản ứng về công hàm Trung Quốc gửi lên LHQ

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 23/4 của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng đã trả lời báo chí về những câu hỏi nóng liên quan đến diễn biến căng thẳng gần đây trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như quan hệ ASEAN- Trung Quốc – Hoa Kỳ trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục có những hành động gây hấn tại các khu vực quần đảo tranh chấp trên biển.

Quần Đảo Trường Sa  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tố Việt Nam xâm lược Biển Đông: Tây Sa và Nam Sa chỉ là khởi đầu

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều nay 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông tin nêu phản ứng của Việt Nam về công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, hay những phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong các ngày 20, 21/4 vừa qua.

“Như đã nêu tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 19/4/2020, việc Việt Nam gửi công hàm tại Liên Hiệp Quốc là việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Việt Nam”, Phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng bình luận về công hàm của Trung Quốc trình LHQ phản đối Việt Nam.
“Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, không phù hợp với luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với các quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), ngày 30/3/2020, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản được lưu hành tại LHQ và các cơ quan quốc tế liên quan”, ông Ngô Toàn Thắng khẳng định.

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho biết, Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc.

Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Thiết lập “quận Tây Sa và Nam Sa” tại Biển Đông: Trung Quốc thực hiện lộ trình đã vạch từ trước

Đồng thời, ngày 10/4, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

“Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS, mọi yêu sách biển trái với quy định của UNCLOS xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị”, Phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.
“Việt Nam cho rằng tất cả cũng quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS”, đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ trong buổi họp báo.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt danh xưng cho 80 thực thể Biển Đông

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc ngang nhiên đặt danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh, mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.

“Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật phát quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982”, ông Ngô Toàn Thắng nêu rõ.
“Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối”, Phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng khẳng định.

Sau hành động thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa thuộc “thành phố Tam Sa” tỉnh Hải Nam, ở Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành đặt tên cho một số đảo, bãi ngầm ở Hoàng Sa, Trường Sa và các thực thể địa lý dưới đáy biển nhằm củng cố yêu các “Đường biên giới 9 đoạn trên Nam Hải” – (đường lưỡi bò).

Ngày 19/4, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Bộ Dân chính (Bộ Nội vụ) Trung Quốc đã ra thông cáo công bố danh xưng tiêu chuẩn cho 25 đảo, bãi ngầm và 55 thực thể địa lý dưới đáy biển. Đây được coi là một bước đi nhằm hợp thức hóa về mặt hành chính nhằm chuẩn bị cho những hành động phiêu lưu mới.

Đặc biệt, trong số 25 đảo, bãi ngầm mới được đặt tên, có 12 thuộc quần đảo Hoàng Sa và 13 thuộc quần đảo Trường Sa. Đáng chú ý, cả 13 bãi chìm được đặt tên tại quần đảo Trường Sa đều thuộc Đá Tây (mà Trung Quốc tự đặt tên là Tây Tiêu).

Chưa hết, một số tài khoản Weibo, Wechat và trang mạng Trung Quốc ngày 20/4 đã đăng bài viết về đảo Đá Tây, nhấn mạnh tình hình Đá Tây hiện nay và xuyên tạc, trắng trợn gọi Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Đá Tây của Việt Nam hỗ trợ bà con ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển xa bờ ở đây là “căn cứ tiền tiêu của Việt Nam để cướp đoạt tài nguyên nghề cá của Trung Quốc ở Nam Sa”.

AG-600 - Sputnik Việt Nam
Thiết bị quân sự mới của Trung Quốc có thể được sử dụng trên các đảo ở Biển Đông

Trước đó, hôm 21 tháng 4, trả lời báo chí về thông tin những căng thẳng gần đây trên Biển Đông giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định, là quốc gia ở biển Đông và thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình.

“Việt Nam chân thành mong muốn quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 được tôn trọng”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
“Các bên liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Đồng thời thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và hòa bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông, khu vực và trên thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

Theo tuyên bố ngày 23/4 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng cấp, người đứng đầu Bộ Ngoại giao nước này trong cuộc họp trực tuyến về ứng phó với dịch Covid-19 với ASEAN đã gọi Trung Quốc là “mối đe dọa an ninh lâu dài”.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc: Việt Nam bất lực trước Covid-19 nên gây chuyện ở Biển Đông

Ngoại trưởng Pompeo coi những hành động gây phức tạp cho khu vực của Trung Quốc trong thời điểm tất cả chung tay chống Covid-19 là “thách thức và nguy cơ an ninh”.

Kể cả khi chúng ta phải quay cuồng chống dịch thì cũng phải nhớ rằng mối đe dọa lâu dài cho an ninh chung vẫn chưa biến mất. Trong thực tế chúng còn trở nên rõ ràng hơn. Bắc Kinh đã tiến hành lợi dụng sự mất tập trung, từ tuyên bố đơn phương mới đây về việc thành lập các khu hành chính tại các đảo đá, khu vực hàng hải ở Biển Đông, việc đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước đó trong tháng này, cho tới những trạm nghiên cứu ở Đá Chữ thập và Đá Subi”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đồng thời cũng lên án việc Trung Quốc bưng bít thông tin về đại dịch Covid-19 cũng như lợi dụng dịch bệnh để hành xử khiêu khích.

Trung Quốc tiếp tục triển khai dân quân biển xung quanh quần đảo Trường Sa và gần đây nhất, họ đưa một đội tàu khảo sát năng lượng với mục đích duy nhất là đe dọa và bắt nạt các bên tuyên bố chủ quyền khác trong hoạt động khai thác dầu khí của đối phương.

“Mỹ phản đối mạnh mẽ hành vi bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các quốc gia sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm”, ông Pompeo bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm  - Sputnik Việt Nam
Coronavirus, Biển Đông và phản động: Bộ Công an lên tiếng
Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN cũng đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á vì “sự hỗ trợ giá trị trong việc thúc đẩy dòng cung cấp y tế quan trọng tới Mỹ, cũng như những hỗ trợ dành cho các chuyến bay hồi hương của chúng tôi”.

“Điển hình như, Việt Nam đã xúc tiến thông quan cho các chuyến bay thuê nguyên chiếc chở 2,2 triệu bộ quần áo bảo hộ tới Mỹ, và chúng tôi kỳ vọng thêm nhiều chuyến hàng thiết bị bảo vệ cá nhân như thế nữa trong vài tuần tới. Thêm vào đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam”, ông Pompeo bày tỏ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nêu quan điểm, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong công cuộc ứng phó với đại dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh yếu tố minh bạch thông tin.

Trong cuộc họp sáng 23/4, Mỹ và các nước ASEAN đồng thời cũng thảo luận nhiều giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế và xã hội từ đại dịch do coronavirus, khôi phục tăng trưởng toàn cầu.

“Chúng tôi vẫn cam kết duy trì các khoản đầu tư dài hạn vào việc hỗ trợ kỹ thuật cho kinh tế và phát triển năng lực con người thông qua các chương trình song phương của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại các quốc gia thành viên ASEAN như Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam”, Ngoại trưởng Mỹ cam kết.

Cũng trong buổi họp báo chiều nay, bình luận về việc Hoa Kỳ và Australia tiến hành tập trận trên Biển Đông, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết, hoạt động của các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền các quốc gia ở khu vực Biển Đông và đóng góp vào mục tiêu hòa bình chung. (добавь в лид плиз)

Việt Nam lên tiếng việc Mỹ, Australia tập trận Biển Đông

Một ngư dân trên bờ biển làng  Kê Gà ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Mỹ quan tâm đến việc vụ tàu đánh cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hoa Kỳ và Australia đã điều tàu chiến tới tiến hành tập trận ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết tại buổi họp báo, rằng tinh “thần thượng tôn pháp luật” ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này”, ông Ngô Toàn Thắng nêu rõ.

Bộ Quốc phòng Australia hôm 22/4 thông báo cho biết đã điều tàu khu trục lớp ANZAC Hải quân Hoàng gia Australia thực hiện cuộc tập trận với ba tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Cụ thể, tàu HMAS Parramatta tham gia tập trận với các tàu của Mỹ gồm tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Úc không nêu rõ thời điểm tập trận.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mèo vờn chuột: Trung Quốc và Mỹ liên tục dằn mặt nhau trên Biển Đông

Trước đó vào ngày 21/4, Hải quân Mỹ xác nhận có 2 tàu USS America và USS Bunker Hill đang hoạt động ở Biển Đông, sau khi có thông tin nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hiện diện tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Australia cho hay, trong quá trình tập trận, nhóm tàu đã mài giũa khả năng tương tác giữa hải quân Mỹ và Australia, bao gồm tiếp nhiên liệu trên biển, vận hành trên không, thao tác dưới biển, diễn tập liên lạc.

“Trong những ngày qua tàu tuần dương HMAS Parramatta đã triển khai tại khu vực Nam và Đông Nam Á trong vòng 2 tháng nhằm củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Australia cho hay đồng thời nhấn mạnh Australia đã duy trì chương trình can thiệp quốc tế mạnh mẽ với các nước trong và xung quanh khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала