Những gì bắt đầu như tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực y tế đang phát triển nhanh chóng thành khủng hoảng nhân quyền, người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết. Theo ý kiến của ông, ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, đã áp dụng những biện pháp không tương xứng với tình hình.
Bên cạnh đó ông Guterres thừa nhận rằng quyền tự do đi lại cần được giới hạn ở một mức độ nào đó, nhưng cho rằng các biện pháp cứng rắn có thể được giảm thiểu nhờ phương pháp xét nghiệm chẩn đoán có hiệu quả và cách ly có định hướng.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc về chủ đề này cũng lưu ý rằng với lý do chống lại nạn tin tức giả mạo về coronavirus, ở nhiều nước xảy ra tình trạng bắt bớ các nhà báo, bác sĩ và thành viên phe đối lập.
“Những nỗ lực để chống lại nạn tin giả và làm sai lệch thông tin có thể dẫn đến việc kiểm duyệt vô ý hoặc có chủ ý, làm suy yếu lòng tin”, tài liệu nói.
Giải pháp tốt nhất cho chính phủ các nước khác nhau, theo người đứng đầu Liên Hợp Quốc, là sự công khai và minh bạch trong hoạt động chống virus, cũng như tạo cơ hội cho phe đối lập và các nhóm xã hội dân sự nghiên cứu kỹ càng những hành động của chính quyền, bao gồm cả hình thức trực tuyến.