Trên một số đường phố, xe hơi đã bị cấm và không gian được dành cho người đi bộ. Các chuyên gia Mỹ trong lĩnh vực đô thị học sẽ cho biết, kinh nghiệm thu được qua đại dịch lần này có thể ảnh hưởng đến tương lai quy hoạch đô thị như thế nào.
Bầu không khí trong lành
Theo Jason Corburn, giám đốc Viện Quy hoạch đô thị và phát triển vùng ở California, chúng ta cần tính đến việc phải cung cấp nhiều không gian hơn cho mọi người trong thời gian xảy ra đại dịch, điều này sẽ giúp tạo ra bầu không khí trong lành hơn ở các thành phố.
"Sai lầm chính của quy hoạch đô thị là nhiều không gian trong các thành phố của chúng ta chỉ dành riêng cho ô tô chứ không phải cho người dân. Quy hoạch đô thị nên thay đổi các ưu tiên theo hướng có một không gian an toàn, dễ tiếp cận cho tất cả mọi người", - ông nói.
Trong quy hoạch đô thị hiện đại, chủ đề về môi trường lành mạnh thường tách biệt với các khía cạnh khác, Corburn nói. Tập cho người dân quen với việc di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ, các nhà thiết kế đã không thay đổi cơ sở hạ tầng cho những nhu cầu này và không giải quyết các vấn đề khác như nghèo đói và phân biệt đối xử, ông nói thêm.
Theo Josh Drake, chuyên gia về phát triển kinh tế đô thị tại Cities Alliance, cần phải chú ý đến việc cung cấp không gian cho người dân ở các thành phố nói chung.
"Nói chung, đó là sự chuyển dịch từ ô tô cá nhân sang giao thông công cộng, đi bộ và xe đạp", - ông nói.
Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, khi thiết kế các không gian công cộng sẽ cần phải tính đến nhiều yếu tố, chuyên gia cho biết.
Một cách riêng biệt, giới chuyên gia nhấn mạnh vào vấn đề di cư tự phát ở những nước nghèo, nơi mà ngay cả cơ sở hạ tầng cơ bản để chống lại sự lây lan của virus cũng còn thiếu thốn.
Các vấn đề quan trọng
"Đây là những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết và khiến cho việc chống lại COVID-19 trở nên khó khăn hơn. Cuộc chiến với sự bất bình đẳng ở các thành phố đảm bảo chắc chắn rằng, khi đợt dịch bệnh truyền nhiễm tiếp theo xuất hiện, và nó sẽ xuất hiện thôi, các nhà thiết kế sẽ sẵn sàng để hạn chế sự lây lan của nó", - người đối thoại với hãng tin cho biết.
Cũng không nên loại bỏ yếu tố về thay đổi khí hậu, ông nói thêm.
Drake cũng đề nghị xem xét vấn đề về tính dễ bị tổn thương của các thành phố đối với virus, kết hợp với các vấn đề khác. Đặc biệt, ông cho rằng, cần phải tiến tới sự phổ cập bình đẳng trong các lĩnh vực việc làm, dịch vụ y tế và giáo dục. Một khía cạnh khác là các chương trình nhận thức cộng đồng. Và thêm nữa, chất lượng cuộc sống cũng là yếu tố không nên xem nhẹ.
"Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ các vấn đề về thiết kế công trình và xây dựng kém chất lượng, đặc biệt là ở các khu định cư nghèo, nơi không có tài nguyên và vật liệu để kiểm soát nhiệt độ khắc nghiệt. Người dân sống ở miền Nam trong trường hợp bị cách ly bắt buộc có thể dễ mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng", - Drake nhấn mạnh.