Phát hiện lỗ đen rất gần Trái đất

© Ảnh : ESO/Gravity Consortium/L. CalçadaВещество вблизи черной дыры в центре Млечного пути
Вещество вблизи черной дыры в центре Млечного пути - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong hệ sao HR 6819 cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng, ngoài hai ngôi sao đồng hành có thể nhìn thấy bằng mắt thường, còn có một lỗ đen khá gần hành tinh của chúng ta. Phát kiến này được mô tả trong tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Không cần kính viễn vọng

Nhóm các nhà thiên văn học từ Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) phối hợp với các đồng nghiệp từ các Viện khác, sử dụng kính viễn vọng 2,2 mét tại Đài thiên văn ESO La Silla ở Chile, đã nghiên cứu các chi tiết cấu trúc của hệ thống sao HR 6819 trong chòm sao Viễn Vọng Kính (Telescopium). Hệ thống này rất gần với chúng ta, đến nỗi có thể nhìn thấy các ngôi sao của nó ở vùng Nam bán cầu mà không cần đến ống nhòm hoặc kính viễn vọng.

Lỗ đen - Sputnik Việt Nam
Lỗ đen sinh ra một dạng hành tinh độc đáo

Ban đầu, các nhà khoa học quan sát hệ thống này trong khuôn khổ nghiên cứu các ngôi sao nhị phân. Tuy nhiên, sau khi phân tích dữ liệu quan sát, họ rất ngạc nhiên khi thấy bên trong HR 6819 có vật thể thứ ba, chưa từng biết đến trước đây - một lỗ đen. Các quan sát trên máy quang phổ FEROS chỉ ra rằng cứ sau 40 ngày một trong hai ngôi sao có thể nhìn thấy lại ôm xung quanh một vật thể vô hình, trong khi ngôi sao thứ hai ở khoảng cách rất xa so với cặp bên trong này.

«Chúng tôi hoàn toàn sốc khi hiểu ra rằng đây là hệ sao đầu tiên với lỗ đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường», - thông cáo báo chí của ESO dẫn lời một trong những tác giả nghiên cứu, chuyên gia Petr Hadrava từ Viện Thiên văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Séc.

Các tác giả cho rằng trong tương lai gần, sẽ còn khám phá được nhiều lỗ đen như vậy. Lỗ đen ẩn giấu trong HR 6819 là một trong những lỗ đen khối sao đầu tiên được tìm thấy không tương tác với môi trường xung quanh nó và do đó tuyệt nhiên vô hình. Các nhà khoa học xác định sự hiện diện và tính toán khối lượng của nó bằng cách nghiên cứu quỹ đạo của một ngôi sao bên trong hệ nhị phân.

«Vật thể vô hình vô ảnh có khối lượng gấp 4 lần khối lượng Mặt trời, chỉ có thể là một lỗ đen», - ông Thomas Rivinius, tác giả thứ nhất của bài báo từ văn phòng Chile của ESO giải thích.

Những lỗ đen

Đã có thể thấy bức ảnh đầu tiên trên thế giới về Hố Đen - Sputnik Việt Nam
Công bố bức ảnh gần nhất của lỗ đen

Cho đến nay, giới thiên văn học biết không quá hai chục lỗ đen trong thiên hà của chúng ta. Hầu như tất cả chúng tương tác mạnh mẽ với môi trường xung quanh và bộc lộ sự hiện diện bằng cách phát ra các tia X mạnh trong tương tác này.

Nhưng theo tính toán của các nhà khoa học, trong thời gian tồn tại của Dải Ngân hà, nhiều ngôi sao đã phải kết thúc «cuộc đời» dưới dạng lỗ đen. Việc phát hiện ra lỗ đen «vô hình» trong hệ thống HR 6819 mở ra cho các nhà thiên văn học một hướng mới để tìm kiếm những vật thể ẩn tàng này.

«Cần phải có hàng trăm triệu lỗ đen trên Dải Ngân hà, nhưng chúng ta mới chỉ biết rất ít. Kiến thức về chuyện cần tìm cái gì sẽ giúp cuộc tìm kiếm của chúng ta thành công hơn», - chuyên gia Rivinius nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала