Theo yêu cầu của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã bình luận thông tin về máy bay ném bom mới của Trung Quốc.
Theo như được biết từ các nguồn mở, H-20 được chế tạo theo mô hình «cánh bay» theo mẫu B-2 của Mỹ, với tốc độ cận âm. Trong bài viết trên tờ South China Morning Post, lưu ý máy bay có thể sử dụng động cơ Nga AL-31F hoặc WS-10 của Trung Quốc, với triển vọng chuyển sang WS-15 mạnh hơn trong tương lai. Điều bất thường ở đây là việc sử dụng các động cơ được thiết kế cho máy bay chiến đấu siêu thanh trên máy bay ném bom liên lục địa. Cũng nên nhớ rằng trong những năm qua, tin đồn về chuyến bay đầu tiên của H-20 xuất hiện không phải chỉ một lần và không có bất kỳ xác nhận nào sau đó. Máy bay vẫn chưa cất cánh, không có hình ảnh đáng tin cậy nào, vẫn còn rất xa vời với việc giới thiệu cho công chúng.
China’s long-range Xian H-20 stealth bomber could make its debut this year https://t.co/kvfLshkCvc
— SCMP News (@SCMPNews) May 3, 2020
Tiêm kích J-20 đã bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018, sau khi được đưa vào biên chế các đơn vị chiến đấu của Không quân Trung Quốc năm 2017, và máy bay này không tham gia vào phần giới thiệu trên mặt đất tại triển lãm năm đó. Đây là một vũ khí nhạy cảm và tương đối bí mật. Ngay cả khi cho rằng H-20 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tương lai gần, rất có thể sẽ mất một thời gian dài trước khi Trung Quốc quyết định giới thiệu công khai. Điều này có thể xảy ra trong một vài năm, thậm chí có thể gần đến cuối thập kỷ này. Hơn nữa, sự phức tạp cực độ trong việc thiết kế máy bay ném bom chiến lược, có nghĩa là rất khó để dự đoán thời điểm đưa máy bay vào trang bị.
China's J-20 stealth fighter jet took off for the first time, nine years ago, on this day. The PLA Air Force celebrated this feat with this cool video. pic.twitter.com/1lpftsYYZX
— Global Times (@globaltimesnews) January 11, 2020
Tính phức tạp không chỉ trong việc phát triển loại máy bay mới cho Quân đội Nhân dân Trung Quốc, theo sơ đồ «cánh bay», giảm khả năng hiện hình trên màn radar, và tầm xa hoạt động. Phải mất một thời gian dài để tích hợp hệ thống điện tử nhiều thành phần và phức tạp vào đó, trong khi phải đảm bảo tính tương thích về điện từ. Các cuộc thử nghiệm và công việc cải tiến có thể sẽ kéo dài.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh cho thấy chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến lược hiện đại có chi phí rất lớn, thường đi kèm với việc kéo dài thời hạn và đôi khi dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu - đối với máy bay không đưa vào sản xuất hàng loạt, hoặc không được sử dụng đầy đủ theo chức năng. Đó là lý do tại sao Nga và Hoa Kỳ, trong khi phát triển các dự án máy bay ném bom, cũng chú ý hơn đến việc hiện đại hóa các cấu trúc đã sử dụng hiện có.
Được biết, Trung Quốc đang chế tạo máy bay ném bom triển vọng, nhưng hiện giờ còn quá sớm để nói khi nào nó sẽ xuất hiện và sẽ có những khả năng gì. Nói tóm lại, H-20 vẫn là một cỗ máy với tương lai không chắc chắn.
Mối quan tâm thực sự đối với việc chế tạo máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc không phải là dự án này, mà là sự phát triển nhanh chóng của lớp máy bay H-6 cũ. Việc chuyển đổi sang sản xuất hàng loạt máy bay ném bom mang tên lửa H-6K được hiện đại hóa sâu từ phiên bản H-6, đã gây ra hậu quả sâu rộng cho cân bằng quyền lực trong khu vực, cũng như sự xuất hiện của các phiên bản tiếp theo, đặc biệt là máy bay mang tên lửa hành trình phóng từ trên không H-6N.
Tiến bộ đáng kể cũng đạt được trong việc phát triển vũ khí dành cho các máy bay này. Phạm vi hoạt động có thể tăng hơn nữa khi Không quân Trung Quốc có nhiều máy bay tiếp nhiên liệu hạng nặng hơn. Kết quả là sự mở rộng đáng kể vùng hoạt động của máy bay ném bom Không quân và Hải quân Trung Quốc, gia tăng khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ ở phía tây Thái Bình Dương. Tin đồn đại về H-20 chỉ làm đánh lạc hướng khỏi sự tăng trưởng thực sự về khả năng của máy bay ném bom Trung Quốc.