"Cho đến nay, chúng tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào về đột biến đáng kể của chủng virus này", - ông Brennan nói trong cuộc họp báo.
Ông nói thêm rằng WHO làm việc với nhiều tổ chức nghiên cứu trên khắp thế giới và phân tích hàng ngàn mẫu coronavirus để giải mã trình tự ADN của bộ gen.
Theo ông Brennan, ở các nơi trên thế giới, ví dụ, ở phía bắc nước Ý, số lượng ca lây nhiễm cao có thể là do các chỉ số nhân khẩu học của dân số. Người cao tuổi dễ bị biến chứng sau lây nhiễm do có bệnh nền nghiêm trọng khác. Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm cao ở một số quốc gia có thể liên quan đến số lượng lớn các xét nghiệm tìm coronavirus.
Các nhà khoa học thế giới vẫn chưa thống nhất ý kiến về vấn đề đột biến virus coronavirus
Trước đó có tin rằng các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện ra 11 chủng coronavirus khác nhau, một chủng trong số đó có tên là A2a, gần như thế chỗ tất cả các chủng khác để chiếm ưu thế ở các khu vực địa lý khác nhau. Trong khi đó, các nhà khoa học Anh báo cáo có khoảng 200 đột biến COVID-19.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc lưu ý rằng kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, khoảng 150 thay đổi đã xảy ra ở chủng coronavirus mới. Họ chia virus thành hai loại phụ, L và S, được phân biệt bởi độc tính của chúng.