Việt Nam nói về bài xích người Trung Quốc, Bộ tứ kim cương, phục hồi kinh tế hậu Covid-19

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không chỉ căng thẳng Biển Đông, Covid-19, trong họp báo thường kỳ chiều 14/5, của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng còn lên tiếng về vấn đề lo ngại đợt bài xích người Trung Quốc ở Việt Nam, kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, phục hồi kinh tế hậu đại dịch, vụ sát hại thực tập sinh người Việt ở Nhật Bản.

Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng thông tin về việc Việt Nam được mời tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng – Bộ tứ kim cương (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ), đề nghị phía Indonesia tìm kiếm, điều tra vụ tàu cá bị chìm và 4 ngư dân Việt Nam mất tích.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cung cấp thông tin về tình hình người Việt Nam ở Nga, khả năng Việt Nam nối lại các đường bay quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bộ tứ kim cương mời Việt Nam tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin về việc truyền thông những ngày qua đưa tin việc Bộ tứ kim cương gồm các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia mời thêm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand bàn về mạng lưới kinh tế thịnh vượng nhằm tìm giải pháp khắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19 gây nên, đồng thời, thúc đẩy tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ máy bay Trung Quốc ở Biển Đông, Lào xây nhà máy thủy điện

Trả lời về vấn đề này, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho hay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra những tác động nghiêm trọng, nặng nề cho hầu hết các quốc gia, là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, với mong muốn chung tay và đóng góp vào nỗ lực chung nhằm đẩy lùi dịch bệnh, Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức trong khu vực như ASEAN, LHQ, tham gia nhiều cơ chế trao đổi với các hình thức ở ở nhiều cấp khác nhau, như các hội nghị quốc tế và khu vực, điện đàm song phương, nhiều bên với lãnh đạo cấp cao, bộ trưởng, thứ trưởng.

Bà Hằng nhấn mạnh, với tinh thần này, vừa qua Việt Nam cùng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand đã tiến hành điện đàm không chính thức, trong đó Việt Nam cũng các nước tập trung, cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước, tại khu vực và trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng chống dịch cũng như các biện pháp hiệu quả trong bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thông, giao thương cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mở cửa và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

“Việt Nam tin tưởng rằng thông qua các cơ chế hợp tác, trao đổi, điện đàm, với tinh thần xây dựng và có trách nhiệm, các quốc gia trong cộng đồng thế giới có thể sớm kiểm soát, đầy lùi dịch bệnh, đồng thời từng bước phục hồi kinh tế, xã hội”, đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định.

Có hay không làn sóng bài xích người Trung Quốc ở Việt Nam?

Trong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trong chiều 14/5, phóng viên một hãng truyền thông Trung Quốc đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng về thông tin việc cử tri phản ánh thực trạng người nước ngoài, đặc biệt là công dân Trung Quốc sang Việt Nam lập phố, lập xóm ở nhiều địa phương làm dấy lên làn sóng bài xích người Trung Quốc.

Ngoài ra, phóng viên Trung Quốc cho biết, vấn đề này cực kỳ được quan tâm trên nhiều diễn đàn ở quốc gia tỷ dân, đồng thời nhiều doanh nghiệp nước này cũng lo ngại về thái độ bài xích người Trung Quốc ở Việt Nam.

Trả lời về quan điểm của Chính phủ Việt Nam liên quan đến câu hỏi này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, Hà Nội luôn đảm bảo các điều kiện sinh sống, lao động và làm việc an toàn cho công dân nước ngoài.

“Lập trường nhất quán của Chính phủ Việt Nam là Chính phủ và các bộ ngành địa phương đảm bảo các điều kiện lao động và làm việc, an ninh an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao thông tin tình hình người Việt ở Nga giữa dịch Covid-19

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Cụ thể, trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 14/5, phóng viên đặt câu hỏi, đề nghị người phát ngôn cập nhật thông tin về tình hình người Việt tại Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại quốc gia này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga nắm thông tin và có biện pháp hỗ trợ công dân khi cần thiết.

“Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp trên toàn thế giới, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao thì các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đã dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Theo đó, Bộ yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phải thường xuyên giữ liên hệ và nắm thông tin từ cộng đồng người Việt Nam cũng như từ các cơ quan chức năng sở tại, cập nhật tình hình sức khỏe, giải đáp những thắc mắc của người Việt Nam về những điều chỉnh trong chinh sách xuất nhập cảnh của sở tại cũng như của Việt Nam, các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

“Đối với những trường hợp công dân Việt Nam được xác định nhiễm bệnh thì các cơ quan đại diện Việt Nam chủ động liên hệ với cơ quan chức năng sở tại yêu cầu tạo điều kiện chăm sóc y tế tích cực, đồng thời phối hợp với cộng đồng có các hình thức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ phù hợp”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.

Bên cạnh đó, do sự khác biệt về quy định và thực tiễn xét nghiệm điều trị giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như có một số quy định của điều lệ y tế quốc tế thì trong nhiều trường hợp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không được các cơ quan y tế sở tại thông báo về các ca nhiễm bệnh mà các cơ quan y tế sở tại trao đổi thông tin qua kênh chuyên môn với các cơ quan y tế của Việt Nam như quy định tại điều lệ y tế quốc tế.

 “Liên quan đến tình hình người Việt tại Nga, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga nắm thông tin, có các biện pháp hỗ trợ cần thiết, kịp thời đối với công dân và yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại liên quan đảm bảo các điều kiện theo dõi, giám sát và chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Khi nào Việt Nam nối lại các đường bay quốc tế?

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 14/5, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng thông tin về việc khi nào Việt Nam sẽ nối lại các đường bay quốc tế liên quan tình hình dịch Covid-19.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao nói về công tác bảo hộ công dân, hợp tác chống Covid-19

Trước đó, trong Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 9/5, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) kiến nghị Việt Nam nối lại đường bay với những nước cơ bản đã khống chế được đại dịch, như Hàn Quốc, để các nhà đầu tư, chuyên gia, người lao động có thể sang Việt Nam làm việc.

Tại buổi họp báo chiều nay, liên quan đến đề xuất sớm nối lại đường bay với Hàn Quốc do đại diện doanh nghiệp nước này đưa ra trong buổi đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 9 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam mong muốn nhận được sự thấu hiểu và phối hợp chặt chẽ của cộng đồng quốc tế trong việc triển khai nhiều biện pháp trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

“Nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19, cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam đã có một số điều chỉnh trong chính sách xuất nhập cảnh. Việt Nam đánh giá cao sự thông hiểu và mong muốn tiếp tục nhận được phối hợp chặt chẽ của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp này”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh việc Việt Nam sẽ theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Việt Nam đề nghị Indonesia điều tra vụ 4 ngư dân tàu cá Bình Định mất tích

Liên quan tới vụ một tàu cá Việt Nam chìm và 4 ngư dân mất tích ở vùng biển Indonesia cuối tháng 4, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đến nay vẫn chưa tìm thấy người mất tích và đề nghị phía Indonesia tích cực tìm kiếm và điều tra sự việc.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng

Trước đó, ngày 20 tháng 4, tàu chấp pháp Indonesia đã bắt giữ 2 tàu cá và 14 ngư dân Việt Nam trong vùng biển của Indonesia. Trong quá trình truy đuổi, một tàu cá Việt Nam bị chìm và 4 ngư dân mất tích. Tàu cá gặp nạn là tàu cá tỉnh Bình Định mang số hiệu BĐ 92039.

Tại cuộc họp báo ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết sau khi nhận thông tin trên, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp và trao công hàm cho Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội, đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia tích cực tìm kiếm, cứu nạn đối với các ngư dân mất tích, đồng thời đối xử nhân đạo với ngư dân đang bị bắt.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề nghị phía Indonesia điều tra vụ việc, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ra vụ chìm tàu gây thiệt hại về người và của cho phía ngư dân Việt Nam. Đồng thời, bà Hằng cho biết, Việt Nam đề nghị phía Indonesia cần cẩn trọng, kiềm chế, xử lý vụ việc tàu cá – ngư dân trên tinh thần nhân đạo.

“Các lực lượng chức năng của hai nước tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, xử lý các vụ việc phát sinh, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân - tàu cá của Việt Nam trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với luật pháp, thực tiễn quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược và cùng là thành viên trong cộng đồng của ASEAN”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay.
“Tôi cũng xin khẳng định Việt Nam nhất quán với chủ trương đánh bắt cá theo hướng bền vững, chú trọng bảo tồn, phát huy các nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế; đồng thời thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ngư dân tôn trọng các quy định của Việt Nam, pháp luật quốc tế cũng như các cam kết quốc tế có liên quan”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ thực tập sinh Việt bị sát hại ở Nhật Bản

Chiều nay, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thông tin về trường hợp thực tập sinh Việt Nam bị sát hại tại Nhật Bản.

“Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ngày 12/5, Sở Cảnh sát Toyama Chuo đã thông báo về việc bắt giữ một người Việt Nam nguyên quán Hải Phòng đang làm việc tại Công ty Takeda Shoji, tỉnh Toyama, do tình nghi liên quan đến vụ việc công dân quê quán Hà Tĩnh bị sát hại. Hiện nay, cảnh sát địa phương đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Trước đó, hôm 23/4Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Tĩnh có công văn đề nghị giúp đỡ tìm kiếm công dân bị mất tích tại Nhật Bản.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mèo vờn chuột: Trung Quốc và Mỹ liên tục dằn mặt nhau trên Biển Đông

Ngay sau khi nhận được văn bản này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản liên hệ với cảnh sát địa phương để xác minh, tìm kiếm công dân. Đến ngày 7/5, Sở Cảnh sát Toyama Chuo cho biết, đã phát hiện thi thể của công dân Việt Nam ở khu vực gần ký túc xá của nạn nhân.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Cục Lãnh sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước giải quyết các quyền lợi của người lao động theo quy định, hướng dẫn hỗ trợ gia đình nạn nhân giải quyết các thủ tục lo hậu sự.

“Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hiện đang phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan và các hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản để sớm hoàn tất thủ tục tang lễ và đưa tro cốt nạn nhân về nước theo nguyện vọng của gia đình, đồng thời tiếp tục theo sát quá trình điều tra vụ án, thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.
ASEAN có kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam?

Ngày 14/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên liên quan đến thông tin cho rằng Việt Nam mong muốn duy trì chủ tịch luân phiên ASEAN thêm một năm để bù đắp lại thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hiện vẫn chưa có đề xuất nào liên quan đến vấn đề này.

“ASEAN chưa có ý kiến nào đề nghị kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.
“Hiện Việt Nam đang tập trung làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Thời gian qua, dù có những khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, VIệt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò Chủ tịch trong thúc đẩy đoàn kết, chủ động thích ứng của ASEAN trước dịch bệnh, tiếp tục duy trì đà hợp tác, triển khai hiệu quả các ưu tiên trong năm 2020”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Việt Nam chuẩn bị phục hồi kinh tế hậu Covid-19 như thế nào?

Chiều nay, nói về các biện pháp của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện kế hoạch khôi phục nền kinh tế sau đại dịch do coronavirus.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, dù dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhưng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp hiệu quả trong phòng chống dịch, đến nay Việt Nam cơ bản đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

“Đây là một cơ sở rất quan trọng để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với Việt Nam”, bà Hằng khẳng định.

Bên cạnh phòng chống dịch hiệu quả, Chính phủ nhất quán chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để củng cố nền tảng, nâng cao sức kháng chịu và thích ứng của nền kinh tế.

Với chủ trương này, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp phục hồi kinh tế trong và sau khủng hoảng Covid-19 như: Bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, giao thương hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như giữa Việt Nam với bên ngoài, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, logistics, tích cực triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác.

“Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 gây ra để tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó tạo điều kiện cho chuyên gia, lao động trình độ cao vào Việt Nam làm việc nhưng vẫn bảo đảm phòng chống dịch”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Các bác sĩ giỏi nhất của Việt Nam đang nỗ lực cứu chữa phi công người Anh

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia hội chẩn liên viện đánh giá khả năng ghép phổi cho phi công người Anh
Chiều nay, chia sẻ về công tác chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân số 91, ca bệnh nặng nhất hiện tại của cả nước, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, các chuyên gia y tế, bác sĩ hàng đầu đang tập trung điều trị, cứu chữa, giữ lấy tính mạng của nam phi công người Anh.

“Với tinh thần nhân đạo, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tập trung và nỗ lực điều trị cho nhiều bệnh nhân nước ngoài. Đa số họ đã được điều trị khỏi bệnh và nhiều người đã trở về nước. Riêng với bệnh nhân là phi công người Anh, do có bệnh lý nền nên có chuyển biến xấu”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết.
“Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng với nỗ lực cao nhất, các cơ quan y tế Việt Nam, các chuyên gia, các bác sĩ giỏi nhất của Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh. Chúng tôi cũng mong muốn bệnh nhân người Anh sớm hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống bình thường”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Ngày 14 tháng 5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết tình hình phổi phải của bệnh nhân số 91 có hình ảnh tràn khí, nhiều B lines mặt trước dưới và bên, xẹp thuỳ sau dưới.

Khu kiểm tra thân nhiệt tại sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Phi công người Anh dương tính trở lại với Covid-19

Đáng chú ý, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho hay, hiện đã có 20 người điện thoại tới Trung tâm hỏi thông tin và trình bày nguyện vọng mong muốn hiến một thùy phổi cho nam phi công người Anh.

Ngoài ra, còn có 6 người liên lạc qua Fanpage của Trung tâm mong muốn hiến phổi cứu lấy người bệnh này. Tất cả đều là người Việt Nam, không ai quen biết với phi công người Anh nhưng sẵn lòng hiến tạng mong cứu được bệnh nhân số 91. Đó là điều vô cùng cảm động và đáng quý ở con người Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала