“Chúng tôi cho rằng các hiệp ước, như START, là một phần không thể tách rời trong lĩnh vực không phổ biến và giải giáp (vũ khí). Và chúng tôi hy vọng rằng tất cả các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ tìm thấy tiếng nói chung và đi đúng hướng”, ông Dujarric nhận xét, khi trả lời câu hỏi liệu Liên Hợp Quốc có kế hoạch tham gia một cách tích cực hơn vào việc giải quyết vấn đề gia hạn Hiệp ước START-3 hay không.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng Moskva cho đến nay vẫn chưa nhận được tín hiệu từ phía Washington về ý định gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), được ký năm 2010, hiện là hiệp ước hạn chế vũ khí duy nhất còn hiệu lực giữa Nga và Hoa Kỳ. Hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021. Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố ở cấp cao nhất rằng Nga sẵn sàng gia hạn thỏa thuận hiện có mà không cần điều kiện tiên quyết nào.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Ryabkov lưu ý rằng Washington, theo tất cả các dấu hiệu cho thấy, có lẽ sẽ quyết định không gia hạn hiệp ước. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mong muốn xây dựng một thỏa thuận hạt nhân ba bên mới giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ, vì theo quan điểm của Washington, hiệp ước START-3 có một số thiếu sót. Tuy nhiên cả Bắc Kinh cũng như Moskva đều bác bỏ ý tưởng này.