Mỹ: Biểu tình phản đối lệnh phong tỏa vì coronavirus

© Sputnik / Brian Smith / Chuyển đến kho ảnhCuộc biểu tình ở Mỹ.
Cuộc biểu tình ở Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
ANNAPOLIS (Hoa Kỳ) (Sputnik) - Khoảng 200 người đã xuống đường hôm thứ Sáu, đổ tới cơ quan lập pháp thành phố thủ phủ Annapolis, thuộc tiểu bang Maryland để phản đối, yêu cầu ngay lập tức dỡ bỏ những biện pháp phong tỏa hạn chế liên quan đến tình hình dịch bệnh coronavirus, phóng viên Sputnik đưa tin cho biết.

Ai cũng cần

Đám đông người biểu tình tập trung ngay sát bên cạnh trụ sở cơ quan lập pháp thành phố, khu vực trước cổng chính không còn chỗ, bị đào xới lên và rào lại. Đáng chú ý, đông đảo thành phần tham gia biểu tình lại là người trung niên.

Tổng thống Donald Trump tại một cuộc họp tại Nhà Trắng ở Washington - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng vắc-xin coronavirus sẽ có vào năm 2020

Câu hỏi đặt ra không còn là vấn đề duy trì khoảng cách xã hội, mà những người có mặt trong cuộc biểu tình hôm thứ sáu hầu hết đều không tin vào nỗi sợ hãi, ám ảnh mà coronavirus gây ra.

Chỉ một số ít những người xuống đường đeo khẩu trang. Thậm chí, ngay cả những người đã tầm tuổi trung niên tập trung trước tòa nhà cơ quan lập pháp địa phương cũng không hề trang bị khẩu trang và thoải mái, cởi mở giao tiếp với mọi người.

Trong một góc khuất có người đàn ông dương cao lá cờ lớn của nước Mỹ và một tấm bảng cứng in dòng chữ viết tay "Ai cũng cần". Điều này ám chỉ đến những nghị định, quyết sách của chính quyền đóng cửa "những lĩnh vực kinh doanh không cần thiết", dẫn đến việc trì trệ gần như toàn bộ ngành dịch vụ, gây ra tình trạng mất việc, thất nghiệp đối với hàng triệu người Mỹ trên khắp cả nước.

Hãy cho chúng tôi tiền để chống lại dịch bệnh

Cuộc biểu tình khởi đầu bằng việc tất cả đồng thanh hát quốc ca. Đáng chú ý, hầu hết những người tham gia biểu tình đều đặt tay phải lên ngực, hướng về trái tim, thể hiện cam kết trung thành với lá cờ nước Mỹ, tinh thần yêu Tổ quốc và mọi người thì thầm lời cầu nguyện đề cập đến sự tự do của Thiên Chúa và mong muốn sửa đổi Tu Chính án số 1 Hiến pháp Hoa Kỳ.

Nhân viên y tế trong bệnh viện cho bệnh nhân bị nhiễm coronavirus - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia so sánh tỷ lệ mắc coronavirus ở Nga và Mỹ
"Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: Hãy mở lại tất cả mọi thứ ngay lập tức", - Tim Walters đồng sáng lập, lãnh đạo nhóm biểu tình yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, hạn chế ở Maryland, nhấn mạnh.

Theo ông, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan chưa bao giờ đưa ra lời giải thích rõ ràng nào về việc vì sao lại áp đặt những lệnh hạn chế ngặt nghèo như thế. Ngay khi tên của người đứng đầu bang vang lên, đám đông ngay lập tức xôn xao, bất mãn. Sự hiện diện của vị chính trị gia trên cương vị thống đốc thứ 62 của bang này bị người dân gọi là "tham tàn, bạo chúa", và thói lãnh đạo của ông ta bị phỉ báng dưới danh xưng "chuyên chế, độc tài".

Một người khác phát biểu, theo như giới thiệu, thì người này chịu trách nhiệm về số liệu thống kê, cho biết trung bình ở Hoa Kỳ, hơn một nửa số ca tử vong do coronavirus đang ở trong các viện dưỡng lão, và tại hạt Anne Arundel, thành phố Annapolis, con số này lên tới 75%. Theo người đàn ông, nguy cơ tử vong đối với những người khỏe mạnh dưới 60 tuổi là cực kỳ thấp và đối với những người dưới 20 tuổi nói chung là hoàn toàn không có.

Lấy Thụy Điển làm gương

"Tôi thấy hậu quả khủng khiếp của việc phong tỏa điên rồ này. Tôi tin rằng bằng chứng khoa học không ủng hộ những quyết định chính trị như chính quyền đã ban hành", - một người đàn ông tự giới thiệu mình là Chad, mặc chiếc áo phông đen có bản đồ các bang được sơn màu cờ và dòng chữ "Khôi phục công việc ở Maryland".

Những chiếc áo phông kiểu này dễ dàng bắt gặp ở số đông những người biểu tình khác.

Dòng chữ bằng phấn Cảm ơn trên tường của một tổ chức y tế ở New York - Sputnik Việt Nam
Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp bộ xét nghiệm chẩn đoán coronavirus kém chất lượng

Thành công của một quốc gia, tấm gương đáng để noi theo – chính là cách tiếp cận của Thụy Điển, đất nước không hề bị phong tỏa, người dân không hề bị gò bò trong đủ các lệnh hạn chế, đồng thời vẫn phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng ở cấp quốc gia.

"Chúng ta đừng nên sống trong sợ hãi. Đã có bằng chứng khoa học, và dịch bệnh này chẳng hề nguy hiểm chết người như người ta vẫn ra rả", - người đàn ông bức xúc bày tỏ và dẫn ra cả nghiên cứu của Đại học Stanford.

Theo Chad, ông đã đọc khoảng chục nghiên cứu khác nhau và đang theo dõi dữ liệu xác nhận quan điểm của mình. Đồng thời, bản thân ông hiện vẫn đang có công ăn việc làm, nhưng rất lo ngại về việc đóng cửa trường học ảnh hưởng đến con cái của mình như thế nào.

"Hoạt động giáo dục cho trẻ em bị ngưng trệ, về cơ bản, đây còn là hạn chế cả về mặt giao tiếp với người khác, và điều này thực sự gây lo lắng cho các bậc phụ huynh nếu nhìn từ quan điểm về sức khỏe tinh thần trong tương lai", - Chad giải thích.

Chỉ một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nhấn mạnh rằng cá nhân ông có quan điểm cần phải tiếp tục hoạt động dạy và học ở trường học, các cơ sở giáo dục bất chấp ý kiến trái ngược của người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ Anthony Fauci.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала