Về phần mình, các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc tăng trưởng nhẹ, nhưng xu hướng có thể thay đổi, do chính sách Nhà Trắng hạn chế các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.
Trở lại năm 2017, Hoa Kỳ là thị trường chính thu hút đầu tư từ Trung Quốc: đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) Trung Quốc vào Hoa Kỳ đạt 29 tỷ đô la. Tuy nhiên, năm 2018, sau khi thương chiến bùng nổ, dòng vốn Trung Quốc giảm mạnh: vốn đầu tư chỉ còn 5,4 tỷ đô la. Các quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đã đầu tư 4,8 tỷ đô la vào các công ty khởi nghiệp Mỹ trong năm 2018. Nhưng quý đầu tiên năm 2020, các khoản đầu tư rủi ro chỉ có 400 triệu đô la. Tất nhiên, được gọi là đầu tư mạo hiểm do chi phí vào các doanh nghiệp tương đối rủi ro. Nhưng khi thêm vào đó sự không chắc chắn về chính trị, thì môi trường đầu tư trở nên không thể chấp nhận được.
Các công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen Bộ Thương mại Mỹ, và đột nhiên thấy mình bị cắt đứt công việc với đối tác Mỹ. Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) cố gắng đóng cửa một số ngành công nghiệp trước nguồn vốn từ Trung Quốc dưới cái cớ an ninh quốc gia, hoặc điều tra hồi tố các giao dịch đã hoàn thành, như trường hợp của Bytedance Trung Quốc và startup musical.ly của Mỹ, dẫn đến sự xuất hiện của dịch vụ chia sẻ video Tik Tok, đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Trong hoàn cảnh như vậy, Trung Quốc tìm kiếm thị trường khác cho các khoản đầu tư của mình, ví dụ như ở châu Phi. Các quỹ Trung Quốc Qingliu Capital, Jiuhe Venture Capital và Shaka Ventures đã đầu tư vào GONA của Nigeria, có trụ sở tại Lagos và cung cấp dịch vụ trả lệ phí giao thông công cộng không dùng tiền mặt. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Transsion, nắm giữ hơn 58% thị trường châu Phi, cũng đầu tư 40 triệu đô la vào PalmPay, một công ty thanh toán của Nigeria.
Các công ty Mỹ cũng giảm hoạt động đầu tư vào Trung Quốc. Mặc dù cuối năm 2019, theo Rhodium Group LLC, các khoản đầu tư Hoa Kỳ tại Trung Quốc tăng nhẹ lên 14 tỷ đô la, chủ yếu do các dự án dài hạn lớn như xây dựng nhà máy Tesla ở Thượng Hải hoặc khu liên hợp hóa dầu Exxon Mobil ở Quảng Châu. Và trong quý I năm nay, các khoản đầu tư mạo hiểm Mỹ vào Trung Quốc chỉ còn 600 triệu đô la — một nửa so với con số trung bình hàng quý trong những năm trước. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc thay đổi đáng kể - giờ đây hai nước trở thành đối thủ chiến lược của nhau. Do đó xu hướng «tách xa” sẽ tiếp tục trong tương lai, Jiang Yuechun - chuyên gia tại Trung tâm Kinh tế và phát triển thế giới thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, nói.
«Tôi nghĩ lý do chính là đã có những thay đổi cơ bản trong chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Tháng 12 năm 2017, Mỹ công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó công nhận Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Nếu trước đây mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên hợp tác với các yếu tố cạnh tranh, thì bây giờ ngược lại, chúng lại dựa trên sự cạnh tranh với các yếu tố hợp tác. Trong hoàn cảnh như vậy, chiến lược của Hoa Kỳ đã thay đổi đối với Trung Quốc ở cả cấp độ chính trị , kinh tế, khoa học và công nghệ. Chính sách "tách rời" đang được tiến hành. Gần đây trong vấn đề đầu tư Hoa Kỳ, người ta cũng nói rõ sẽ không chỉ hạn chế đầu tư Trung Quốc vào Hoa Kỳ, mà còn giảm đầu tư của chính Mỹ vào Trung Quốc. Chúng tôi thấy tình trạng này là sự thay đổi hoàn toàn và toàn diện trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc».
Tham vọng "ly hôn" với Trung Quốc đang buộc Washington phải sửa đổi toàn bộ chính sách đầu tư của mình. Chính quyền Trump gần đây kêu gọi các quỹ hưu trí Mỹ từ bỏ đầu tư vào các chỉ số, nơi có sự hiện diện cổ phiếu các công ty Trung Quốc, để loại trừ khả năng tài trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc bằng chi phí của người nộp thuế Mỹ. Trở lại năm 2017, Hội đồng Đầu tư hưu trí liên bang Hoa Kỳ (FRTIB) quyết định các quỹ hưu trí sẽ quyết định đầu tư theo chỉ số MSCI All Country World rộng nhất. Đây là một chỉ số về vốn hóa của các công ty từ 47 quốc gia. Và 7,5% khối lượng chỉ số này rơi vào các công ty Trung Quốc.
Tesla China Introduces The 1st Multi-Purposes All-In-1 Experience Center In Shanghai https://t.co/0MdDjQYBxx pic.twitter.com/WLnnbgmZCU
— TeslifyNews.com (@TeslifyNews) May 11, 2020
Câu hỏi là ai sẽ chịu đựng điều này? Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc năm nay cho thấy gần như tốt nhất trên thế giới, bất chấp dịch coronavirus, tăng thêm 3% trong năm 2020, khi thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu là màu đỏ. Ví dụ như chỉ số S & P 500, trong cùng thời gian giảm 3%. FTSE 100 mất 1,6%. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang trên đà phát triển. Từ bỏ đầu tư có nghĩa là thiệt hại thu nhập từ cổ tức tiềm năng. Do đó, trong "quan hệ" đầu tư giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Mỹ có thể ở trong tình trạng tồi tệ hơn, chuyên gia Jiang Yuechun nói.
«Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, bất kỳ sự hợp tác kinh tế nào giữa các quốc gia đều có thể cùng có lợi, hoặc ngược lại - cùng thiệt hại. Mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau. Trong tình hình đầu tư lẫn nhau giảm sút, Hoa Kỳ dường như chịu nhiều thiệt hại hơn. Người ta biết nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kể từ khi bắt đầu chính sách cải cách và cởi mở. Và giờ vẫn không thay đổi. Rất khó để các nền kinh tế lớn khác cạnh tranh với Trung Quốc về tiềm năng tăng trưởng. Trung Quốc và Hoa Kỳ, ngay cả trong thương mại, hay thậm chí đầu tư, có thể nhận được lợi ích lớn từ quan hệ hợp tác này do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. Nếu hợp tác chấm dứt, tất nhiên sẽ có thiệt hại. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc, ngay cả khi không có đầu tư Mỹ, chúng tôi vẫn sẽ phát triển đối tác với các nước khác, và nói chung điều này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế Trung Quốc».
Bằng hành động của mình, Hoa Kỳ thường tự làm suy yếu niềm tin vào thị trường của chính mình. Cho đến nay Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên các cuộc thảo luận tại Nhà Trắng về việc có nên từ bỏ tất cả các nghĩa vụ đối với trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc có trong tay hay không, trước hết sẽ làm hỏng hình ảnh Hoa Kỳ, điều từng được coi là không thể nghi ngờ về sự rõ ràng trong việc thực hiện nghĩa vụ nợ.
Hiện giờ, các nhà đầu tư, không chỉ từ Trung Quốc, mà còn từ các quốc gia khác, đang nhìn nhận tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ theo một cách mới và, dần dần chuyển sang mua nợ công Trung Quốc. Theo Bond Connect Company, công ty quản lý chương trình Bond Connect, các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ tổng cộng 2,26 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ chính phủ Trung Quốc vào cuối tháng 3. Trong quý đầu tiên năm nay, đầu tư vào nợ công của Trung Quốc đã tăng 28% so với năm ngoái.