Cải thiện trạng thái cảm xúc
Phó Giáo sư Bộ môn Xã hội học và Tâm lý học thuộc khoa Chính trị, Đại học Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov, Phó giáo sư của RSUH Andrey Zverev nói rằng sự hiện diện trực tiếp tại một sự kiện đại chúng có vai trò rất quan trọng về mặt cảm xúc.
"Chúng ta từ "cái tôi" duy nhất trong khuôn khổ cá nhân biến thành "chúng tôi"... khi" cái tôi "tan biến và "cái tôi" tập thể xuất hiện, hình thành cảm giác mình thuộc về nhóm người đông đảo", - ông Zverev giải thích.
Ông làm rõ rằng trong định dạng trực tuyến, hiệu ứng thống nhất này được biểu hiện ở mức độ thấp hơn. Alexander Rickel, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov cũng đồng ý với ý kiến của ông và lưu ý rằng "truyền cảm xúc là việc rất khó làm trong chế độ trực tuyến".
"Định dạng trực tuyến rất tuyệt vời, có rất nhiều nền tảng tốt, nhưng nó vẫn là một tình huống bắt buộc bởi vì nó rất hạn chế. Định dạng này giới hạn mọi thứ liên quan đến hướng cảm xúc", - ông Rickel khẳng định.
Chuyên gia nói thêm rằng những cảm xúc mà một người có được tại một buổi hòa nhạc trong sân vận động không thể đạt được qua việc xem chương trình trên màn hình.
Sức mạnh của thói quen
Ông Rickel tin rằng sự vắng mặt tạm thời của các sự kiện đại chúng, với điều kiện là dịch dần suy giảm và mọi chuyện lại trở lại bình thường, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến con người, sẽ không hằn sâu vào thói quen cũng như nỗi sợ hãi của chúng ta, v.v.
"Tuy nhiên, nếu mọi thứ cứ tồi tệ đi, thì dĩ nhiên có thể hành vi của chúng ta sẽ thay đổi một lần và mãi mãi, bởi vì ... sức mạnh của thói quen phụ thuộc vào mức độ tác động và thời gian của tác động này", - ông Rickel giải thích.
Ba nhóm người về các mức độ khác nhau của khủng hoảng
Nhóm thứ nhất gồm những người hay lo lắng, nghi ngờ, họ sẽ mang theo những thói quen kiểm dịch mới vào cuộc sống sau này.
"Nói một cách đơn giản, những người này sẽ tiếp tục tránh các sự kiện lớn, cố gắng không chạm vào người khác, duy trì khoảng cách xã hội và khi những hạn chế này được xóa bỏ, họ sẽ lo lắng, đây sẽ là chân dung của họ", - chuyên gia cho biết, đồng thời lưu ý rằng nhóm này không bao gồm nhiều người.
Nhóm thứ hai là những người hiện giờ đã cố gắng phá vỡ các quy tắc, họ sẽ ngay lập tức tham dự các sự kiện đại chúng ngay sau các hạn chế được dỡ bỏ, nhóm này cũng bao gồm rất ít người. Nhóm thứ ba chiếm đa số, họ sẽ có được những thói quen tối thiểu liên quan tới sự thận trọng, nhưng họ không bị quá hoảng loạn và lo lắng.