«Các đại dịch cúm trước đây đều gắn với hậu quả lâu dài về thần kinh tâm lý, do đó, hoàn toàn có thể là những bệnh nhiễm virus khác trên diện rộng có thể gây ra bệnh tâm thần dai dẳng ... Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu hai bệnh dịch coronavirus trước đó, SARS và MERS, để xác định hậu quả về thần kinh tâm lý có thể do đại dịch hiện nay gây ra. Chúng tôi cũng đã xem xét các dữ liệu ban đầu về COVID-19», - các tác giả nghiên cứu lưu ý.
Các nhà khoa học đã phân tích 72 nghiên cứu bao gồm dữ liệu về sự bùng phát hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, còn gọi là SARS, hội chứng hô hấp Trung Đông và hội chứng nhiễm chủng coronavirus mới SARS-CoV-2.
Những triệu chứng chung
Theo nghiên cứu tổng quan hệ thống cho thấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh, các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân mắc SARS và MERS nhập viện đều gồm nhầm lẫn về nhận thức (36/129 bệnh nhân), tâm trạng bi quan (42/129), lo lắng (46/129), suy giảm trí nhớ (44/129) và mất ngủ (54/129). Trong giai đoạn khi bệnh đã lui, bệnh nhân xuất viện thường thông báo về tình trạng trầm cảm, mất ngủ, lo lắng, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn sau bệnh, tỷ lệ mắc rối loạn căng thẳng sang chấn là 32,2%, trầm cảm - 14,9%, lo âu bất an - 14,8%. Dữ liệu về bệnh nhân mắc COVID-19 cho thấy sự nhầm lẫn về nhận thức xảy ra ở 26 trong số 40 bệnh nhân (65%) ở Phòng chăm sóc tích cực, còn trạng thái kích động ở 40 trong số 58 bệnh nhân (69%). Trong một nghiên cứu khác, sự nhầm lẫn về nhận thức đã thấy ở 17 trong số 82 bệnh nhân (21%) mắc bệnh nan y.
«Nếu lây nhiễm SARS-CoV-2 diễn ra tương tự như nhiễm SARS-CoV hoặc MERS-CoV, phần lớn bệnh nhân hồi phục phải là ở trạng thái không mắc bệnh tâm thần. Về lâu dài, các bác sĩ cần lưu ý về khả năng phát triển trầm cảm, lo âu, mệt mỏi, rối loạn căng thẳng sang chấn tâm lý và những hội chứng thần kinh hiếm gặp hơn», - các tác giả của nghiên cứu kết luận.