“Việc tiếp tục nghiên cứu trên động vật trong vũ trụ đơn giản là một việc cần thiết. Vấn đề ở chỗ chúng ta không thể tiến hành đến cùng việc nghiên cứu tác động của các yếu tố của chuyến bay vũ trụ trên cơ thể con người”, ông giải thích.
Ông Sychev giải thích rằng một người để có thể ở lâu trong vũ trụ cần luyện tập để ngăn ngừa tác động tiêu cực của tình trạng không trọng lượng đối với cơ thể họ - như thực hiện những bài rèn luyện thể lực, uống thuốc.
“Việc này giống như điều chỉnh lại những thay đổi có thể có trong cơ thể anh ta. Động vật thì không có bất kỳ phản ứng dự phòng nào hết”, ông nói thêm.
Ngoài ra, theo nhà khoa học: "Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt và có những phản ứng rõ ràng của riêng mình trước các tác động, vì vậy tình huống lại bị lu mờ đi do một phi hành gia cụ thể".
Vào giai đoạn 1973-1996, có 11 vệ tinh Bion được phóng lên vũ trụ mang theo 12 con khỉ. Vệ tinh Bion-M đầu tiên thực hiện chuyến bay vào tháng 4 - tháng 5 năm 2013 chở theo chuột, chuột nhảy (gerbil), tắc kè, ốc sên, động vật giáp xác, cá và những loài vi sinh vật khác nhau. Chuyến bay lần thứ hai của Bion-M chở theo chuột được dự định vào năm 2023.