Sự hiện diện của năm tàu chở dầu của Iran ở Venezuela là “một cột mốc rất quan trọng đối với Venezuela và Iran, cũng như đối với toàn thế giới”, ông Gelfenstein nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ của Iran dành cho Venezuela cho thấy rõ rằng, “hiện có những cơ chế đoàn kết giữa các quốc gia muốn chống lại bá quyền của đế quốc Mỹ”.
Một thay thế duy nhất cho mô hình này là "việc chấp nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới tuân theo luật lệ của Mỹ, chấp nhận các lệnh trừng phạt và phong tỏa do quyết định đơn phương của một siêu cường".
Ý nghĩa chính trị của sự kiện các tàu chở dầu đến Venezuela
Sự hiện diện của các tàu Iran ở Venezuela có “ý nghĩa chính trị rất quan trọng”, chuyên gia nhấn mạnh. Ông đánh giá cao “ý chí và lòng can đảm chính trị” của Iran, và nhắc nhở về việc các tàu chở dầu đã gặp nhiều rủi ro khi vào vùng biển Caribbean.
“Đây không phải là sự hợp tác quân sự, mà là một thỏa thuận thương mại thông thường. Còn Hoa Kỳ cảnh báo sẽ gửi các tàu khu trục để chặn các tàu Iran, bằng cách này làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn”, - ông Gelfenshtein nhận xét.
Theo ý kiến của ông, các tướng lĩnh Mỹ đã cố thể kiềm chế Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ông Gelfenshtein cho rằng, điều này là do sự lây lan của COVID-19 tại Hoa Kỳ, cũng như do thực tế rằng, trên 4 tàu trong tổng số 11 tàu sân bay của Mỹ có thủy thủ nhiễm Covid-19.
"Coronavirus đánh vào tiềm năng quân sự của Hoa Kỳ, trong bối cảnh này dư luận Mỹ sẽ phản đối việc sử dụng Lực lượng Vũ trang trong một cuộc xung đột quân sự trong khi đất nước đang đấu tranh chống đại dịch", - ông Gelfenstein nói.
Nhà Trắng cũng chịu áp lực từ một dự luật đã được thông qua vào tháng 2 quy định rằng, tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Iran. Mặc dù Trump đã phủ quyết dự luật này và Thượng viện không nhận được sự ủng hộ cần thiết để loại bỏ quyền phủ quyết này, ông Gelfenstein chắc chắn rằng, nếu Trump thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào chống lại các tàu Iran, thì đây sẽ là một cơ hội để tiến hành tiến trình luận tội, và sẽ ngăn cản ông Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng”.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Venezuela, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không thực hiện những hành động như vậy trong tương lai.
Ông chắc chắn rằng, sẽ không có những cuộc đổ bộ quân sự trên bãi biển như trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20, ngược lại, Washington chỉ đơn giản trả tiền cho vô số công ty quân sự tư nhân ở Mỹ và Colombia, hiện nay đây là phương pháp phổ biến nhất”.
Đồng thời, ông Gelfenstein nhấn mạnh, Mỹ đang xâm nhập vào Venezuela "trong lĩnh vực thương mại, trong lĩnh vực ngoại giao, trong lĩnh vực chính trị".
Iran đủ sức mạnh để tự bảo vệ mình
“Người Iran có đủ can đảm để đáp trả mạnh mẽ, cả về mặt chính trị và quân sự. Đây cũng là một nguyên nhân khiến các tướng lĩnh Mỹ lùi bước vì họ nhận thức được rằng, họ sẽ phai tham gia vào cuộc chiến ở vùng biển Caribbean và sẽ có những vấn đề lớn ở Trung Đông”, - nhà phân tích nói.
Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự ở Vịnh Ba Tư, Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz để chặn tuyến vận tải dầu mỏ qua khu vực này đến châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia ở phía đông châu Á.
Mặc dù sự hợp tác giữa Iran và Venezuela đang phát triển thành công, ông Gelfenstein nghi ngờ rằng, các quốc gia khác ở Mỹ Latinh có thể cải thiện mối quan hệ với Tehran. Lý do là giới thượng lưu của các quốc gia này vẫn trung thành với Hoa Kỳ, ngoài ra trong khu vực Mỹ Latinh chưa ghi nhận xu thế hội nhập.
“Mỹ Latinh là một lục địa lạc hậu về mặt chính trị. Ở Châu Phi có Liên minh Châu Phi, ở Châu Âu - EU, ở Châu Á - ASEAN. Mỗi lục địa đều có cơ chế liên kết, nhưng không phải ở Mỹ Latinh”, - nhà phân tích nhắc nhở.
Luật chiến tranh lạnh
Theo ông, giới thượng lưu Mỹ Latinh chịu trách nhiệm về việc khu vực này đã trở thành nơi duy nhất trên thế giới “có luật lệ của thời Chiến tranh Lạnh, nơi các chính sách được xác định bởi sự thông đồng kiểu như Nhóm Lima, cơ chế đã được thành lập với mục đích lật đổ một chính phủ cụ thể”.
Đồng thời, mặc dù giới thượng lưu Mỹ Latinh phụ thuộc nhiều vào Mỹ, họ vẫn duy trì quan hệ thương mại với Trung Quốc, bởi vì đây là “nơi duy nhất trên thế giới có tiền và là nơi họ có thể bán hàng hóa của mình”.
Mối liên hệ thương mại của Mỹ Latinh với Iran yếu hơn nhiều. Iran “đang bị tấn công bởi các phương tiện truyền thông như là một quốc gia đã thách thức sự thống trị của đế quốc Mỹ ở Trung Đông”.
Trong những điều kiện này, “giới thượng lưu Mỹ Latinh cần đến Trung Quốc và không cần đến Iran, đồng thời họ mù quáng phục tùng các mệnh lệnh của Mỹ. Vì thế không nên chờ đợi bất kỳ tiến triển nào trong quan hệ của các quốc gia này với Iran”, ông Gelfenstein nhận xét.
Những cuộc tấn công của liên minh chống Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Mohammad Sadegh Jokar, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề năng lượng quốc tế tại Bộ Dầu mỏ Iran, nhận xét rằng, việc cung cấp dầu Iran sang Venezuela là cuộc tấn công đầu tiên của liên minh mới chống lại Hoa Kỳ:
“Sau khi Donald Trump bắt đẩu thực thi chính sách nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Iran, Tehran đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề này. Nếu trước đây Iran đã cố gắng thuyết phục một số quốc gia không tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ (đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc), thì bây giờ, Iran thách thức Mỹ và kêu gọi các quốc gia khác gia nhập liên minh chống các lệnh trừng phạt. Tức là, Iran kêu gọi tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bới các lệnh trừng phạt của Mỹ đoàn kết lại để thành lập một mặt trận thống nhất nhằm chống lại công cụ này của Mỹ trong chính trị quốc tế. Vì thế tôi có thể nói rằng, chuyến đi thành công của các tàu chở dầu Iran là một sự kiện báo trước sự thất bại của chính sách trừng phạt của tổng thống Trump đối với Venezuela. Iran giúp đỡ cho một quốc gia có nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản. Iran đã chứng minh rằng, không chỉ khu vực Trung Đông không tuân theo các mệnh lệnh của Hoa Kỳ, mà ngay cả “sân sau” của họ (khu vực Mỹ Latinh) cũng hành động độc lập và có thái độ dứt khoát. Iran phát tín hiệu nói rằng, chính sách của Trump thất bại ở Trung Đông, và Tehran đang cố gắng để chính sách của Trump bị thất bại ở Mỹ Latinh. Đây là một đòn giáng mạnh vào chiến dịch vận động tranh cử của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới”.
Chuyên gia Jokar tin chắc rằng, Mỹ sẽ không tấn công quân sự vào các tàu chở dầu của Iran trên đường đến bờ biển Venezuela, và các mối đe dọa từ phía Washington chỉ là trò lừa bịp:
“Hoa Kỳ đã đưa ra rất nhiều lời đe dọa cảnh báo họ sẽ "hủy diệt tàu Iran". Nhưng như chúng ta thấy, Iran vẫn có thể làm cho Mỹ lâm vào “tình thế lưỡng nan an ninh”. Nếu Hoa Kỳ tấn công vào tàu chở dầu, Iran sẽ ngay lập tức phản ứng ở Vịnh Ba Tư và tấn công vào hạm đội Mỹ. Một ví dụ nổi bật về cách đáp trả của Iran là vụ việc với chiếc tàu chở dầu của Iran bị Vương quốc Anh bắt giữ tại vùng lãnh thổ Gibraltar”.
Hoa Kỳ có thể làm gì để đáp trả lại cho hành động của Iran?
Theo ông Jokar, Hoa Kỳ chỉ có thể mở rộng chiến dịch tuyên truyền:
“Mỹ có thể thực hiện những bước đi để tạo ra bầu không khí thông tin thù địch, để chống phá Iran và Venezuela. Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ cáo buộc chính phủ Venezuela ăn cắp dự trữ ngoại hối để sống sót và trả tiền cho sự hỗ trợ của Iran. Trong những ngày tới chúng ta sẽ thấy truyền thông Mỹ quảng bá chủ đề này như thế nào. Hoặc là họ có thể nói rằng, chính phủ Maduro đã nhận được xăng dầu từ Iran và hiện đang cướp dự trữ ngoại hối của Venezuela”.
Chuyên gia lưu ý rằng, Nga cũng đóng một vai trò quan trọng trong liên minh năng lượng chống lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ:
“Nga, Iran và Venezuela có thể làm việc cùng nhau, và sự hợp tác của họ có thể đạt đến điểm khi chính sách trừng phạt kinh tế của Trump sẽ bất lực. Ví dụ, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể không dùng đồng USD như là một phương tiện thanh toán. Nga và Trung Quốc đã thử nghiệm thành công hệ thống giao dịch phi đô la trong phạm vi hạn chế”.