Sau corona, Việt Nam đối mặt với virus Zika cực kỳ nguy hiểm do muỗi đốt

© AP Photo / James Gathanymuỗi
muỗi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, sau nhiều ngày tình hình tạm lắng với coronavirus, một ca mắc bệnh nguy hiểm do virus Zika đã được Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam ghi nhận. Bệnh nhân là nam công nhân 25 tuổi, trú tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Ngày 26/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) Tôn Thất Thạnh thông tin kết quả điều tra, giám sát, xử lý ca bệnh do virus Zika trên địa bàn quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Đồng thời, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã có công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết gây nên.

Nam thanh niên Đà Nẵng mắc virus Zika do muỗi đốt

Theo đó, bệnh nhân mắc virus Zika tên là N.H.N, sinh năm 1995, quê ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Hiện nay, bệnh nhân ở trọ một mình trên đường Tôn Đức Thắng, tổ 3, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 100 ca nhiễm virus Zika

Trường hợp mắc virus Zika cực nguy hiểm này là công nhân làm việc tại một nhà máy thép trong Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu). Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 28/4. Ngay hôm sau bệnh nhân đi khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu với các triệu chứng sốt 38,5 độ, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Kể từ tháng 3/2016, khi bệnh nhân đầu tiên mắc virus Zika được ghi nhận từ ở Khánh Hoà, đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận rải rác các trường hợp mắc tại một số tỉnh, thành phía Nam. Tổng cộng cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp nhiễm bệnh, tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Bệnh có chung véc tơ truyền với bệnh sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 26.857 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh.

Được biết, số mắc có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nhiều chuyên gia, hiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika.

CDC Đà Nẵng thông tin về ca bệnh Zika do virus gây bệnh đầu nhỏ

Sáng 26/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) - Bác sĩ Tôn Thất Thạnh - đã thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý ca bệnh do virus Zika trên địa bàn quận Liên Chiểu (Đà Nẵng).

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng báo động về virus Zika

Theo CDC Đà Nẵng, sau khi khởi phát bệnh ngày 28/4, hôm sau bệnh nhân đi khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và được chỉ định lấy mẫu máu xét nghiệm theo dõi Zika, kê đơn thuốc và hẹn tái khám sau 2 ngày.

CDC Đà Nẵng đã gửi mẫu xét nghiệm vào Viện Pasteur Nha Trang ngày 13/5. Đến ngày 19/5, Viện Pasteur Nha Trang thông báo kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật Trioplex Den-Chik-Zika, Singplex Real-time RT-PCR Zika cho thấy bệnh nhân N.H.N. dương tính với virus Zika.

Trong khi đó, về phía bệnh nhân, người này về nhà dùng thuốc, 2 ngày sau bệnh nhân hết sốt, cảm thấy đỡ nên không đến tái khám. Bệnh nhân này cho biết có thấy ban đỏ và tê ngón tay út sau khi hết sốt 2 ngày.

Ngày 21/5, CDC Đà Nẵng có báo cáo số 548/BC-TTKSBT gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Đà Nẵng, thông báo sức khỏe của bệnh nhân N.H.N. đã bình thường.

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) - Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, ngay sau khi phát hiện ca dương tính với virus Zika, CDC Đà Nẵng đã tiến hành giám sát cộng đồng tại phường Hòa Khánh Bắc (mật độ dân cư 5.114 người/km2, dân số gần 50.000 người với hơn 9.000 hộ gia đình), giám sát tại khu vực ổ dịch (bán kính 200m kể từ nhà bệnh nhân với 120 hộ gia đình). Đồng thời, thực hiện giám sát tại nhà máy mà bệnh nhân này làm việc (có 600 công nhân).

“Kết quả giám sát không ghi nhận các trường hợp có triệu chứng tương tự trong khoảng thời gian từ lúc khởi phát ca bệnh đến nay. Đặc biệt, virus Zika chỉ thực sự gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, nhưng kết quả giám sát không có phụ nữ mang thai trong phạm vi bán kính 200m kể từ nhà bệnh nhân, cũng không phát hiện phụ nữ mang thai trong nhà máy mà bệnh nhân này làm việc”, BS Tôn Thất Thạnh cho hay.

Giám đốc CDC Đà Nẵng thông tin, virus Zika có thể làm tổn thương não bộ, tiêu diệt các tế bào não bộ đang phát triển, gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, virus cũng gây ra hội chứng Guillain Barre, làm tổn thương thần kinh có thể gây liệt.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) ngày 11/4/2020. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Do vậy, ngày 20/5 vừa qua, CDC Đà Nẵng, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Bắc và các ban ngành, đoạn thể địa phương vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy phòng bệnh do virus Zika tại khu vực bán kính 200m tính từ nhà bệnh nhân; đồng thời phun hóa chất diệt muỗi ở các khu vực lân cận. Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng cũng đã phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực này cũng như tại nhà máy mà bệnh nhân này làm việc.

“Dự kiến trong 1 – 2 ngày tới sẽ phun hóa chất diệt muỗi lẫn 2 tại các khu vực này, và sẽ tiếp tục phun hóa chất diệt muỗi xử lý ổ dịch lần 3 nếu tiếp tục có bệnh nhân Zika mới trong vòng 14 ngày, hoặc chỉ số điều tra mật độ muỗi DI ≥ 0,2 con/nhà hoặc chỉ số lăng quăng/bọ gậy Breteau ≥ 20. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ lấy mẫu lần 2 trên bệnh nhân N.H.N. theo chỉ đạo của Viện Pasteur Nha Trang”, BS Tôn Thất Thạnh cho hay.

Theo bác sĩ, bệnh Zika rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Do vậy, người dân cần tích cực diệt lăng quăng, bọ gậy và phối hợp trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi xử lý ổ dịch. Nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, đặc biệt là phụ nữ có thai, người dự định có thai.

BS Tôn Thất Thạnh cũng cho biết đã đề xuất Sở Y tế Đà Nẵng báo cáo UBND TP chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết” theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó CDC Đà Nẵng và chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sang cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

3 người tử vong vì sốt xuất huyết, Bộ Y tế Việt Nam ra thông báo khẩn

Ngày 25/5, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 2775/BYT-DP về tăng cường phòng, chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết (SXH). Văn bản này được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký.

Công văn cho biết hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận một trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Đây là một bệnh nhân (BN) nam, 25 tuổi, sống ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Hai người Israel bị nhiễm sốt Zika ở Thái Lan

Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti ở vùng nhiệt đới. Đây cũng là loài muỗi trung gian truyền bệnh SXH Dengue. Người mắc virus Zika được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 3-2016 ở Khánh Hòa. Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 265 ca bệnh, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Ngoài ra, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố, ba ca tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Trong những tuần gần đây, số ca mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, TP.HCM.

Hiện nay, thời tiết đang bắt đầu bước vào mùa mưa, tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH và virus Zika phát triển. Để kịp thời chủ động phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết. Trong đó, triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng, đảm bảo tất cả hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải...

Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế thực hiện tốt các nội dung sau: Xây dựng kế hoạch và tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 10 (ngày 15/6/2020). Chủ động triển khai công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch với các hoạt động thiết thực nhằm huy động chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

“Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Ngoài ra, các cơ sở y tế phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện muộn, không được cấp cứu, điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.

Thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực để tiến hành xét nghiệm khẳng định nhằm đánh giá sự lưu hành của vi rút Zika để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.

Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật, 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế. Xác định các điểm có nguy cơ sốt xuất huyết cao của địa phương và tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động đợt 1 theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn chuyên môn của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.

Nhím biển - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học đề xuất dùng nhím biển để trị liệu sau COVID-19

Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến.

Cùng ngày, báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong tuần 21 (từ ngày 15 đến 21/5/2020), toàn TP ghi nhận chín ổ dịch sốt xuất huyết (có hai ca mắc bệnh trở lên trong phạm vi bán kính 200 m).

9 ổ dịch này phát sinh ở chín phường, xã thuộc 6/24 quận, huyện, giảm ba ổ dịch mới so với tuần 20. Trong tuần 21, TP.HCM ghi nhận có 113 ca bệnh (gồm 72 ca nội trú và 41 ca ngoại trú). Số ca bệnh trong tuần ở các quận 3, 6, 9, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp tăng nhẹ so với trung bình bốn tuần trước. Trong tuần 21, TP cũng ghi nhận 12 ca bệnh tay-chân-miệng và không có ca sởi nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала