Như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trước đó cho biết, ông đã báo cáo lên Quốc hội rằng Hồng Kông “không còn giữ được quyền tự trị trước Trung Quốc”, mặc dù điều đó được quy định khi lãnh thổ này được Anh chyển giao cho chinh quyền Trung Quốc năm 1997. Sự thay đổi trong đánh giá của Bộ Ngoại giao kéo theo những thay đổi về chính sách liên quan đến Hồng Kông, song ông Pompeo không nêu rõ chính quyền Mỹ có thể áp dụng những biện pháp gì.
“Chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông kiên quyết phản đối những nhận xét được nêu trong tài liệu được gọi là báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ liên quan đến luật về chính sách của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông”, tuyên bố nói.
Chính quyền đặc khu lưu ý rằng, "quy chế về “lãnh thổ hải quan riêng" của Hồng Kông được quy định trong Luật cơ bản và chúng tôi dự định sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách thương mại tự do, với tư cách là một thành viên riêng biệt của WTO, chúng tôi trông đợi sự đối xử công bằng từ các đối tác thương mại của mình".
"Việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm đạt được mục đích can thiệp vào chính sách của các nước khác là vi phạm luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế. Trên bình diện thực tế, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong quan hệ giữa Hồng Kông và Hoa Kỳ cũng là con dao hai lưỡi, không chỉ gây tác hại cho lợi ích của Hồng Kông, mà còn cho các lợi ích của Hoa Kỳ", tuyên bố của chính quyền đặc khu chỉ rõ.
Cần lưu ý rằng trong thập kỷ qua, giá trị thặng dư thương mại của Mỹ với Hồng Kông là lớn nhất trong số tất cả các đối tác thương mại của Hoa Kỳ, nhưng nếu có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong các lĩnh vực như dịch vụ và đầu tư được xem xét, thì điều đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích của 1,3 nghìn công ty Mỹ đang có trụ sở tại Hồng Kông.
"Hồng Kông hy vọng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ có quan điểm thực tế, và khi tính đến những lợi ích của chính họ tại Hồng Kông, sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước chúng tôi và của Hồng Kông, và sẽ giữ nguyên chính sách kinh tế và thương mại của mình đối với Hồng Kông", tuyên bố nói.