CNN ca ngợi công tác kiểm soát dịch của Việt Nam

© Sputnik / Sergei Rusanov / Chuyển đến kho ảnhTại lối vào bệnh viện ở thành phố nghỉ mát Nha Trang (Việt Nam)
Tại lối vào bệnh viện ở thành phố nghỉ mát Nha Trang (Việt Nam) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hãng tin CNN của Mỹ mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả Nectar Gan đánh giá về thành công của Việt Nam trong việc khống chế đại dịch Covid-19.

Hành động sớm giúp Việt Nam khống chế thành công Covid-19

Mới đây, hãng tin CNN của Mỹ đã có bài viết rất chi tiết ca ngợi về các biện pháp phòng dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Bài viết nhấn mạnh, Việt Nam đã chuẩn bị nhiều tuần trước khi ca nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) đầu tiên xuất hiện. Ở thời điểm nhiều quốc gia đều khẳng định “không có bằng chứng rõ ràng” về việc lây từ người sang người, Việt Nam đã không do dự thực hiện ngay các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Nhiều biện pháp khác cũng được đánh giá cao như phong tỏa các khu vực nghi ngờ, tuyên truyền hiệu quả qua nhiều phương tiện.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Ngày thứ 44 Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng động
“Chúng tôi không chỉ chờ đợi các hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà sử dụng dữ liệu thu thập từ trong và ngoài nước để quyết định hành động sớm”, ông Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, có trụ sở tại Hà Nội, nói với CNN.
© Sputnik / Sergei Rusanov / Chuyển đến kho ảnhNhân viên y tế đo nhiệt độ người dân địa phương ở lối vào bệnh viện tại thành phố nghỉ mát Nha Trang, Việt Nam
CNN ca ngợi công tác kiểm soát dịch của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhân viên y tế đo nhiệt độ người dân địa phương ở lối vào bệnh viện tại thành phố nghỉ mát Nha Trang, Việt Nam

 

Tại Việt Nam, đã hơn 40 ngày không có ca lây nhiễm mới từ cộng đồng. Ngày 30/5, Việt Nam chỉ phát hiện thêm 1 ca nhiễm Covid-19 mới. Bệnh nhân này đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Theo CNN, Việt Nam là đất nước có 97 triệu dân nhưng chưa có một trường hợp tử vong nào do Covid-19 và chỉ 328 ca nhiễm, dù có đường biên giới dài giáp Trung Quốc và mỗi năm đón tiếp hàng triệu khách du lịch Trung Quốc.

Thành tích kể trên càng đáng chú ý hơn khi theo số liệu từ Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một quốc gia có thu nhập bình quân trên người ở mức trung bình thấp với hệ thống chăm sóc sức khỏe được coi là kém tiên tiến hơn nhiều so với khá nhiều đất nước khác trong khu vực. Bình quân bác sĩ trên đầu người ở Việt Nam là 8/10.000, bằng một phần ba so với Hàn Quốc, theo Ngân hàng Thế giới (WB).

Sau 3 tuần triển khai, Việt Nam đã dỡ bỏ lệnh cách ly toàn xã hội vào cuối tháng 4. Đặc biệt hơn, 45 ngày qua Việt Nam không có bất kỳ trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nào được ghi nhận tại cộng đồng. Các doanh nghiệptrong nước đã được mở cửa, cuộc sống đang dần trở lại bình thường.

Với nhiều người hay hoài nghi, con số được Việt Nam đưa ra có vẻ như là quá “ảo diệu” và không đúng thực tế. Tuy nhiên, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam cho biết những số liệu kể trên là phù hợp và đúng với thực tế.

Ông Thwaites khẳng định: “Tôi đến các khu khám bệnh mỗi ngày, biết về những trường hợp nhiễm bệnh và không thấy ca tử vong nào. Nếu có những ca lây nhiễm cộng đồng không được báo cáo hoặc không được kiểm soát, chúng ta sẽ thấy những ca này tại bệnh viện. Không bao giờ xảy ra trường hợp người dân có triệu chứng viêm đường hô hấp tới bệnh viện mà không được thăm khám”.

Vì sao Việt Nam không có ca tử vong do Covid-19?

Thành quả chống dịch của Việt Nam được các chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lý giải là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Đó là việc hành động sớm của chính phủ, các chính sách theo dõi và kiểm dịch nghiêm ngặt cũng như truyền thông công cộng hiệu quả.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Ngày thứ 44 Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng động

Một báo cáo về cách ứng phó của Việt Nam với đại dịch Covid-19, do Giáo sư Thwaites cùng khoảng 20 bác sĩ và nhà khoa học soạn thảo, đã kết luận rằng lệnh phong tỏa được ban hành sớm, cộng với xét nghiệm trên diện rộng, truy dấu tiếp xúc và cách ly bắt buộc đối với người đã tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 là những yếu tố giúp làm nên thành công của Việt Nam.

Biện pháp truy dấu tiếp xúc và cách ly đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh gần một nửa số ca nhiễm Covid-19 không có triệu chứng bệnh. Tính đến đầu tháng 5/2020, hơn 200.000 người đã được cách ly trong các doanh trại, các khách sạn hay tại nhà.

Giáo sư Thwaites cho biết nỗ lực truy dấu dịch bệnh của Việt Nam không phụ thuộc vào công nghệ tinh vi, mà theo cách “cổ” của dịch tễ học. Phần lớn các ca nhiễm SARS-CoV-2 của Việt Nam là người nhập cảnh, trong đó có cả các công dân Việt Nam. 

Ngày 31/5, số người mắc Covid-19 trên thế giới đã chạm mốc 6 triệu ca với hơn 369.000 trường hợp tử vong.

Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, những tâm dịch đầu tiên trên thế giới, những ổ bệnh có dấu hiệu xuất hiện trở lại. Các biện pháp giãn cách đã được tái áp dụng sau một thời gian được xóa bỏ. Ở tâm dịch Covid-19 mới là châu Mỹ, số người mắc Covid-19 tiếp tục tăng vọt với hai quốc gia dẫn đầu là Brazil và Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала