Các chuyên gia nói với Sputnik về triển vọng phát triển thị trường gas trong và sau đại dịch coronavirus, và liệu có nguy cơ thị trường khí đốt có đi theo cùng kịch bản «dầu mỏ” hay không.
"Không nên so sánh thị trường dầu mỏ và khí đốt"
Chuyên gia năng lượng người Lebanon Ayman Omar giải thích không nên thử các cơ chế có sẵn trên thị trường dầu mỏ vào thị trường khí đốt. Tuy nhiên, đại dịch thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp khí đốt.
"Thị trường khí đốt về cơ bản khác với dầu mỏ. Không giống như dầu, không có nhu cầu vĩnh viễn về khí đốt từ các khách hàng. Vâng, và các nước xuất khẩu khí đốt cũng không tạo ra được một tập đoàn quốc tế mạnh như OPEC. Do đó thị trường gas không quá nhạy cảm và phần lớn phụ thuộc vào quyết định riêng của nhà cung cấp. Tuy nhiên, giá khí đốt hóa lỏng đã giảm khoảng một nửa trong năm nay, đạt khoảng hai đô la trên một triệu đơn vị nhiệt Anh quốc", ông nói.
Here are some slides from my presentation on the economic effects of the oil and gas price collapse and Covid-19 precautionary measures. When all effects are taken into account we expect to lose $5B in revenue in fiscal 2020. We can and will find solutions to this problem pic.twitter.com/WUh2G6SecY
— Colm Imbert (@ImbertColm) March 17, 2020
Theo chuyên gia người Qatar về lĩnh vực kinh tế và tài chính, Abdallah Abdel Aziz al-Khater lưu ý, ngay cả chính sách giá thị trường đối với hai nguồn năng lượng cũng khác nhau.
«Trong khi giá dầu mỏ giảm đáng kể, tình hình giá khí đốt vẫn hoàn toàn ổn định», ông nhấn mạnh.
Về phần mình, nhà kinh tế học Nga Vladimir Rozhankovsky giải thích việc lưu trữ và vận chuyển dầu mỏ và khí đốt rất khác nhau, do đó, hậu cần, giá cả và chính thị trường cũng rất khác biệt.
"Khí hóa lỏng LNG, không giống như dầu mỏ, không thể nằm trong phương tiện vận chuyển trong nhiều tháng. Nó phải được đưa trở lại trạng thái khí trong vòng vài tuần - nếu không chất lượng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ít nhất là vì lý do này, thị trường dầu và khí đốt rất khó so sánh. Và kéo theo một số kịch bản khác nhau về tính kinh tế", ông nói.
Cuộc đua Qatar-Úc
Nói về các nước xuất khẩu khí hàng đầu, Ayman Omar lưu ý, Qatar duy trì vị thế là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu năm 2019, nước này đã bán khoảng 77,6 triệu tấn cho 22 quốc gia, chiếm 22% thị phần xuất khẩu khí đốt của thế giới. Nhưng Úc đuổi theo rất gần: xuất khẩu 74,3 triệu tấn, chiếm 21% tổng lượng khí xuất khẩu trên thế giới trong năm ngoái.
Australia's commodity export sector still powering ahead:
— Robert Rennie (@Robert__Rennie) June 6, 2019
LNG export value +47% 3myy in April
Iron ore export value +30% 3myy April
Coal export value +2% 3myy in April
Combined iron ore, coal & LNG export value up 23% 3myy pic.twitter.com/9NyZQpkqkl
«Qatar có kế hoạch tăng sản lượng khí đốt từ 77 triệu tấn mỗi năm lên 126 triệu tấn vào năm 2027. Tiểu vương quốc này đã ký thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng một số tàu vận tải để đáp ứng kế hoạch này. Theo đó, Qatar rõ ràng đang tìm cách duy trì vị thế dẫn đầu về xuất khẩu LNG toàn cầu. Và những kế hoạch này mang lại cho thị trường khí đốt sự ổn định», ông nói về kế hoạch của Qatar.
Chuyên gia người Lebanon tiếp tục:
«Để tránh tổn thất từ giá xăng thấp hơn, công ty dầu khí Qatar có kế hoạch cắt giảm chi phí khoảng 30%. Qatar bắt đầu tìm kiếm lối vào thị trường Bắc và Tây Âu: có thể gửi đến đó lượng LNG không có khách tiêu thụ, mà đáng lẽ phải được bán sang châu Á, nhưng vì đại dịch coronavirus, khó khăn đã nảy sinh. Ngoài ra, cạnh tranh giữa Qatar và Úc hiện đang gia tăng. Úc đã tăng tổng công suất xuất khẩu từ 2,6 tỷ feet khối (67 triệu m3) mỗi ngày trong năm 2011 lên 11,4 tỷ (322,8 triệu m3) vào năm 2019, và rõ ràng không có ý định làm chậm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu».
Triển vọng cho sự phát triển thị trường và những nước tham gia chính
Chuyên gia năng lượng Kamil al-Haramy từ Kuwaiti đề xuất xem xét sự phát triển của thị trường không chỉ từ Qatar và Úc, mà còn cả từ Nga và Iran, và không quên nhắc đến khí đốt đá phiến đầy hứa hẹn.
«Mặc dù thực tế những công ty hàng đầu trong thị trường là từ Qatar, Úc, Iran và Liên bang Nga, cũng không thể loại bỏ khí đá phiến của Mỹ, vốn sẽ chỉ trở nên phổ biến trong những năm tới. Và triển vọng phát triển hiện tại đối với khí đốt Nga, cùng với các kế hoạch của Qatar, tăng doanh số bán hàng của Úc, gần như làm biến mất hoàn toàn các vấn đề trong thị trường khí đốt, vốn nảy sinh đối với dầu mỏ. Hơn nữa, do giá thành khí đốt ở Iran và các nước Ả Rập rất thấp, các khoản đầu tư tiếp tục chảy vào ngành công nghiệp khí đốt Nga, điều này có thể gây bất ngờ cho Qatar và Úc, đẩy Nga lên dẫn đầu thị trường», ông nói.
Đồng thời chuyên gia Qatar nói thêm:
«Qatar là một quốc gia nhỏ và sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự giảm giá khí đốt nào trong tương lai. Nền kinh tế Qatar có sự đa dạng đủ để tránh những rủi ro như vậy».
Địa Trung Hải triển vọng
Chuyên gia năng lượng Monsef al-Shalawy từ Libya lưu ý những thay đổi nghiêm túc đang chờ đợi thị trường khí đốt trong ngắn hạn. Điều này trở nên rõ ràng trở lại vào tháng 12 năm ngoái, khi một mỏ khí lớn được phát hiện trên thềm lục địa Lebanon - khoảng 25 nghìn tỷ feet khối (708 tỷ m3), chuyên gia lưu ý. Tuy nhiên, các mỏ khí đốt ở thềm Địa Trung Hải được tìm thấy không chỉ ở vùng biển Lebanon.
Theo các chuyên gia, trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được chứng minh ở Libya là hơn 55 nghìn tỷ feet khối (1557,4 tỷ m3). Đồng thời, khu vực này nằm gần với thị trường châu Âu, đặc biệt là Ý, cho phép tiếp cận dễ dàng với thị trường năng lượng châu Âu.
Of course no one needs to control desert land, but is it really so? This map shows oil and gas infrastructure in #Libya. How much of it is in #GNA hands? It doesn't mean the #LNA really controls 90% of the country, but still.2./3
— Yellow (@Yellow34950210) May 27, 2020
map via @EIAgov pic.twitter.com/SxTQbjM0a9
Nói về các quốc gia có khí đốt khác trong khu vực, ông al-Shalawi tiếp tục:
«Mới đây, Síp cũng đã ký thỏa thuận với các công ty nước ngoài để bắt đầu phát triển khai thác khí đốt trong khu vực kinh tế. Về phần mình, Ai Cập tuyên bố về các khoản đầu tư vào nghiên cứu trữ lượng khí đốt của mình. Một cuộc khảo sát địa chất gần đây của Mỹ ở vùng biển Ai Cập ước tính trữ lượng khí ở mức 346 nghìn tỷ feet khối (9800 tỷ m3). Triển vọng khá thú vị».
Tuy nhiên, việc thăm dò đáy biển Địa Trung Hải vẫn đang tiếp diễn - chủ yếu được thực hiện do các công ty như BP (Anh) và Eni của Ý - cho đến khi xác định chính xác trữ lượng khí đốt trong khu vực thì mọi dự báo kinh tế sẽ không chính xác.
«Nói một cách nghiêm túc, Ai Cập là quốc gia đầu tiên bắt đầu thăm dò các mỏ khí trên thềm Địa Trung Hải. Công ty Ai Cập General Petroleum Corporation đã thực hiện những nghiên cứu đầu tiên vào năm 1998», ông nói.
Ngoài ra, chuyên gia al-Shalawi tin chắc các mỏ khí đốt ở Đông Địa Trung Hải sẽ cực kỳ thú vị cho thị trường châu Âu - dễ dàng nhất để đa dạng hóa việc mua khí đốt.
«Thị trường châu Âu là nơi xuất khẩu khí đốt hứa hẹn từ khu vực. Thứ nhất vì nằm càng gần khu vực bán hàng càng tốt, sẽ làm cho chi phí vận tải tối thiểu. Thứ hai chính châu Âu thường tuyên bố sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt. Nga đã là nguồn cung chính cho châu Âu với 33% tổng nhu cầu. Dự kiến sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của châu Âu sẽ tăng lên do sản lượng tại các mỏ ở biển Bắc suy giảm. Để thị trường không phải phụ thuộc năng lượng vào khí đốt Nga, khu vực quanh Địa Trung Hải là một triển vọng cực kỳ hấp dẫn đối với châu Âu», ông kết luận.
Triển vọng tích cực
Về phần mình, chuyên gia Abdullah Abdel Aziz al-Khater tin rằng thị trường khí đốt nói chung có tương lai khá tươi sáng trong ngắn hạn và trung hạn: tốc độ tăng trưởng cao và triển vọng phát triển.
«Gas — loại năng lượng sạch tiếp tục được khách hàng quan tâm. Hơn nữa, họ sẽ ký kết hợp đồng dài hạn đảm bảo sự ổn định thị trường. Nhu cầu về khí đốt tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, thậm chí cả khi tính đến sự lây lan coronavirus. Do vậy, sau khi kết thúc đại dịch, chúng ta có thể thấy một mong muốn lớn hơn nữa của các quốc gia là sử dụng nhiên liệu sạch và thị trường khí đốt sẽ tiếp tục phát triển», ông nói.