Hội An bị chú thích là địa danh Trung Quốc: Xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam

© Ảnh : TTXVNĐến với Hội An, du khách được tham quan miễn phí tất cả điểm du lịch trên địa bàn.
Đến với Hội An, du khách được tham quan miễn phí tất cả điểm du lịch trên địa bàn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam bị chú thích là địa danh Trung Quốc trong bộ phim Mỹ Madam Secretary được chiếu trên Netflix gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng và dư luận Việt Nam. Đây là sự xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng.

Ngày 2/6, Phòng Văn hóa - Thông tin TP Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND TP về việc bộ phim của Mỹ chú thích Hội An là địa danh của Trung Quốc.

Phim Mỹ trên Netflix chú thích Hội An là địa danh Trung Quốc

Mới đây, hình ảnh phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam của Việt Nam bị chú thích thành quận Phù Lăng của Trung Quốc trong series phim Madam Secretary chiếu trên Netflix.

Ấn phẩm in hình đường lưỡi bò mà Công ty Trung Thế đưa cho Saigontourist, và Saigontourist sử dụng  - Sputnik Việt Nam
Saigontourist xin lỗi vụ đường lưỡi bò: Sự cố vô cùng nghiêm trọng

Điều này một lần nữa lại làm dấy lên những lo ngại về việc quản lý, kiểm duyệt nội dung được đăng tải trên các dịch vụ truyền hình OTT (Over The Top - giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet) của các đơn vị nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Ngày 2/6, Phòng Văn hóa - Thông tin TP Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND thành phố về việc bộ phim của Mỹ chú thích Hội An là địa danh của Trung Quốc.

“Hình ảnh phố cổ Hội An xuất hiện trong một tập thuộc series phim Madam Secretaty chiếu trên Netflix nhưng lại được chú thích là “địa danh của Trung Quốc” khiến dư luận xôn xao, bức xúc và cho rằng đây là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia nghiêm trọng”, văn bản của Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Hội An khẳng định.

Do vậy, Phòng Văn hóa - Thông tin kính đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố, Ban Tuyên giáo có văn bản kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp trên khẩn trương kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan

Trước đó, hồi cuối tháng 5, tại Việt Nam dư luận xôn xao trước việc cảnh quay phố cổ Hội An xuất hiện phút thứ 17, tập 4, mùa 1 thuộc series phim Madam Secretary (Mỹ) công chiếu trên Netflix được chú thích là Fuling, China (Phù Lăng, Trung Quốc).

Series phim Madam Secretary ra mắt mùa đầu tiên vào tháng 9/2014 và khép lại mùa thứ 6 vào tháng 12/2019. Loạt phim được CBS sản xuất và phân phối sau đó được Netflix mua bản quyền phát sóng trên nền tảng xem phim trực tuyến khổng lồ này.

Netflix lên tiếng về phim có cảnh chú thích Hội An là của Trung Quốc

Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Người Trung Quốc núp bóng mua đất ở Việt Nam: Nguy cơ xâm phạm chủ quyền
Về vấn đề thành phố cổ Hội An của Việt Nam trở thành địa danh thuộc Trung Quốc, đại diện Netflix tại Việt Nam cho biết bộ phim trên được sản xuất bởi đài CBS, lần đầu được công chiếu năm 2014 với 6 mùa, Netflix chỉ mua bản quyền phát sóng.

Theo Netflix, bộ phim trên là sản phẩm từ kịch bản hư cấu, tất cả sự trùng hợp với tình huống hoặc địa điểm có thật đều không phải là chủ ý.

Hiện Netflix không hiển thị bộ phim trên khỏi nền tảng này tại Việt Nam. Khi truy cập liên kết cũ của bộ phim, Netflix sẽ thông báo không thể tìm thấy trang muốn xem.

Hội An thành địa danh của Trung Quốc: Xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam

Ngay khi tiếp nhận thông tin, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP Hội An tỏ ra hết sức bức xúc và đã lên tiếng phản đối.

“Dù bất cứ thể loại nào, phim truyện hay phim tài liệu của bất cứ nước nào chứ không riêng gì Trung Quốc cũng không được phép làm sai lệch, méo mó hình ảnh của Việt Nam. Việc phim nước ngoài thực hiện cảnh quay ở Hội An nhưng lại chú thích địa danh của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền quốc gia. Hành vi này không thể chấp nhận được”, VTC dẫn lời ông Lanh khẳng định.

Cũng theo ông Lanh, để xảy ra vi phạm trên, ngoài nhà sản xuất, đơn vị mua bản quyền công chiếu cũng phải chịu trách nhiệm, thậm chí cơ quan kiểm duyệt cũng không thể vô can.

“Không phải cứ bỏ tiền mua bản quyền phim rồi công chiếu thế nào cũng được. Về điều này, luật có quy định rõ ràng. Một điều hết sức đáng tiếc là series phim ra mắt từ năm 2014 và khép lại vào năm 2019 nhưng đến nay mới khiến dư luận xôn xao về hình ảnh liên quan tới phố cổ Hội An”, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Hội An nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Lanh cho rằng, nếu ngay trong thời gian phim công chiếu, dư luận và báo chí phản ánh, sự phản đối sẽ có sức nặng, hiệu quả của công luận chắc chắn cao hơn.

Địa danh Việt Nam biến thành của Trung Quốc: Giám sát được hay không?

Theo ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) trao đổi trên Đất Việt, vụ việc chú thích địa danh của Việt Nam thành địa danh của Trung Quốc trong phim truyền hình phát sóng trên nền tảng Netflix là không thể chấp nhận được vì nó có liên quan đến chủ quyền quốc gia.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng việc tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Đặc biệt, những nguy cơ từ việc không kiểm soát được nội dung đăng tải trên các dịch vụ OTT xuyên biên giới đã được VNPayTV cảnh báo từ lâu.

Ông Cường khẳng định, khi Việt Nam mở cửa hội nhập thì không thể bảo vệ các doanh nghiệp trong nước một cách cực đoan, nhưng những năm qua tồn tại sự bất bình đẳng giữa các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới với các doanh nghiệp trong nước.

Bản thân các doanh nghiệp dịch vụ truyền hình ở Việt Nam cũng đã nhiều lần lên tiếng về sự bình đẳng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp làm truyền hình.

“Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới không những không hoạt động một cách công bằng mà tìm nhiều cách để lách khung pháp lý của Việt Nam. Họ vào Việt Nam hoạt động, thu tiền nhưng không nộp thuế, không chịu sự kiểm duyệt nội dung”, Phó Chủ tịch VNPayTV chia sẻ.

Ông Cường nhắc lại nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp truyền hình của Việt Nam khi họ nhập khẩu nội dung, mua bản quyền để phát sóng đều phải đóng thuế; khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng nộp thuế và hàng năm phải nộp thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới lại chưa thực hiện trách nhiệm về thuế, cũng như trách nhiệm tuân thủ các quy định quản lý nội dung khác.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và lời nói dối lịch sử

Đáng lo hơn, sự thiếu kiểm soát nội dung của các dịch vụ OTT xuyên biên giới này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho quản lý nhà nước.

“Như vụ việc xảy ra đối với bộ phim Madam Secretary chiếu trên Netflix, chưa thể khẳng định họ chủ ý hay không chủ ý, nhưng trước hết nó đã vi phạm an ninh quốc gia và điều đó không thể chấp nhận được”, Phó Chủ tịch VNPayTV khẳng định.

Trước đó, VNPay đã nhiều lần có văn bản kiến nghị gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp đề nghị chưa thực hiện việc cấp phép các đơn vị nước ngoài khi chưa đủ các điều kiện về công tác quản lý, kiểm soát, kiểm duyệt, biên dịch, biên tập nội dung các chương trình như quy định của Luật Báo chí, nhằm đảm bảo yêu cầu an ninh, thông tin - truyền thông trên mạng Internet và tạo sự công bằng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trong nước.

Theo ông Cường, các doanh nghiệp truyền hình xuyên biên giới như Netflix, Iflix... có khối lượng nội dung thông tin số xuyên biên giới vào Việt Nam rất lớn, được cập nhật liên tục hàng ngày sẽ là thách thức và khó khăn về quản lý, biên tập, biên dịch nội dung theo quy định của Luật Báo chí, Luật Điện ảnh và các quy định pháp luật khác.

“Đây sẽ là nguy cơ tiềm ẩn để các thế lực bên ngoài lợi dụng truyền bá thông tin sai lệch, nội dung tiêu cực, xuyên tạc. Nếu không được quản lý theo quy định của pháp luật, thì nội dung chương trình của các đơn vị nước ngoài sẽ trở thành loại hình cạnh tranh không bình đẳng với các đơn vị cung cấp nội dung chương trình trong nước”, ông Cường cảnh báo.

Theo vị chuyên gia, Nhà nước cần phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng giữa dịch vụ trong nước và ngoài nước, trong cả hai lĩnh vực nội dung số và truyền hình trả tiền.

Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đất nước

Ở đó, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT phải  thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định. Các nội dung trước khi cung cấp phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt theo quy định, giống như các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước. Nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ OTT vào thị trường Việt Nam.

Cũng bởi vậy, ông Lê Đình Cường đề nghị cần phải sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình). Đây là hành lang pháp lý hoàn chỉnh, quản lý được các dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình xuyên biên giới, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала