Việc tàu vũ trụ của Mỹ thực hiện ghép nối thành công với trạm ISS ở chế độ tự động có phần đóng góp của thiết bị lắp ghép IDA (International Docking Adapter), có cấu trúc chính được thiết kế và chế tạo tại Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia - đơn vị đầu não của Roscosmos về chương trình vũ trụ có phi hành gia, ông nói.
Ông lưu ý rằng nhờ đó tàu vũ trụ Crew Dragon mới ghép nối được với khoang ISS của Nga.
Năm 2019 trên trang web Roscosmos đăng thông tin cho biết Tập đoàn Energia theo đơn đặt hàng của công ty Boeing của Mỹ, đã phát triển và sản xuất ba mẫu thiết bị bay và bốn cấu kiện để thử nghiệm cấu trúc cơ bản của thiết bị lắp ghép IDA. Tập đoàn Boeing của Mỹ đã trang bị thêm cho các mẫu nói trên một số chi tiết như: vành, lớp giữ nhiệt, vỏ chụp, bia ngắm và thiết bị ngắt điện chuyển mạch. Thiết bị lắp ghép IDA đầu tiên bị mất trong sự cố xảy ra khi phóng tàu vận tải vũ trụ Dragon vào tháng 6/2015. Thiết bị IDA thứ hai được tàu Dragon chuyển lên ISS vào tháng 7 năm 2016 (tàu Dragon-2 lần đầu tiên ghép nối với thiết bị này vào tháng 3 năm 2019). Bộ IDA thứ ba, được chế tạo để thay thế bộ IDA đầu tiên bị mất, đã được chuyển lên tàu Dragon vào tháng 7 năm 2019.
Hôm Chủ nhật tàu vũ trụ Crew Dragon chở hai phi hành gia của NASA là Douglas Hurley và Robert Behnken đã cập bến ISS. Đây là chuyến bay vũ trụ chở theo người đầu tiên của Mỹ sau chín năm vắng bóng.