Theo ông, nhà điều hành đã phân tích các hậu quả có thể xảy ra đối với việc xây dựng đường ống trong trường hợp áp dụng những hạn chế nói trên.
"Các công ty năng lượng Tây Âu từ Áo, Đức, Pháp và Hà Lan đã đầu tư vào dự án mỗi công ty gần một tỷ euro. Còn có hơn một nghìn công ty từ 25 quốc gia hết sức quan tâm đến việc hoàn thành dự án này", ông Muller nói.
Ông lưu ý rằng các biện pháp như vậy từ phía Washington thể hiện việc coi thường lợi ích của người tiêu dùng ở Liên minh châu Âu, những người sẽ phải trả thêm hàng tỷ đồng tiền khí đốt nếu đường ống không được xây dựng.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Bản dự luật được giới thiệu hôm thứ Năm đề xuất áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho những con tàu tiến hành việc đặt ống thuộc dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”. Đặc biệt, nó đưa ra khả năng trừng phạt đối với các công ty cung cấp dịch vụ bảo lãnh, bảo hiểm và tái bảo hiểm cho tàu. Dự luật còn đề xuất khả năng trừng phạt đối với những nơi cung cấp các loại hình dịch vụ khác cho các công ty tham gia xây dựng đường ống.
“Dòng chảy phương Bắc-2” chủ trương xây dựng hai đường ống từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức. Công suất của hệ thống này sẽ là 55 tỷ mét khối khí mỗi năm.
Những nước ra sức phản đối dự án là Mỹ, nước đang xúc tiến đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào thị trường châu Âu, cũng như Ukraina, nước sợ mất nguồn thu nhập từ việc trung chuyển khí đốt Nga.
Washington vào tháng 12 đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với dự án, yêu cầu các công ty đặt ống phải chấm dứt thi công ngay. Công ty Allseas của Thụy Sĩ gần như ngay lập tức đã tuyên bố đình chỉ việc thi công đường ống khí đốt.