Mỹ tăng cường trừng phạt kinh tế chống các công ty Trung Quốc

© AP Photo / Andrew HarnikNgười bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Người bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những hạn chế mới đối với 33 công ty và tổ chức Trung Quốc mà Mỹ tuyên bố vào tháng trước đã đi vào hiệu lực. Danh sách này bao gồm chủ yếu các công ty công nghệ cao và các nhà phát triển phần mềm và kỹ thuật robot của Trung Quốc.

Các công ty bị liệt vào danh sách đen không thể mua các thành phần và phần mềm từ các đối tác Mỹ nếu không có sự cho phép đặc biệt của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

TPP - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tự mình đôn Trung Quốc lên vị trí thủ lĩnh thương mại

Đây là lần thứ ba trong thời gian cuộc đối đầu công nghệ giữa hai nước khi Mỹ bổ sung thêm các doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen thương mại. Vào tháng 5 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen tập đoàn Huawei và các công ty liên kết với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vì các công ty này bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ. Do đó, các công ty Mỹ đã bị cấm cung cấp cho Huawei các sản phẩm và phần mềm nếu không có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại.

Sau đó, danh sách này đã được bổ sung với 28 công ty Trung Quốc khác, bao gồm HikVision, Megvii, SenseTime và Dahua. Các công ty này phát triển những hệ thống giám sát video, cũng như nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt. Khi đó, Mỹ đã nói rằng, các công ty trong danh sách đen lắp đặt một hệ thống giám sát công nghệ cao dày đặc ở Tân Cương, do đó họ phải bị cắt khỏi công nghệ Mỹ.

© AP Photo / Mark LennihanDòng chữ "Made in China" trên hộp xuất khẩu
Mỹ tăng cường trừng phạt kinh tế chống các công ty Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Dòng chữ "Made in China" trên hộp xuất khẩu

Danh sách mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6 bao gồm 24 tổ chức. Trong số đó có các công ty công nghệ tư nhân như Qihoo 360 Technology Co. Ltd., cũng như các viện nghiên cứu, ví dụ, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ ra rằng, các công ty và tổ chức này có liên quan chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Do đó, các công nghệ mà họ nhận được từ các đối tác Mỹ sau đó có thể được Trung Quốc sử dụng trong các phát triển quân sự. Ngoài ra vào năm ngoái còn có 9 công ty Trung Quốc bị liệt vào dach sách đen vì có "liên quan đến vi phạm nhân quyền và lạm dụng" ở Tân Cương. Đây chủ yếu là các công ty phát triển phần mềm và linh kiện cho AI, giám sát video, thị giác máy tính, viễn thông. Bây giờ tất cả các công ty này khó có thể hợp tác với các đối tác Mỹ. Mặc dù việc niêm yết không loại trừ khả năng mua công nghệ và sản phẩm của Mỹ nếu có giấy phép, nhưng, Bộ Thương mại Mỹ không giấu giếm rằng, các công ty Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi nhận giấy phép.

Người đàn ông trong bộ đồ bảo vệ màu vàng giữa mùa hoa anh đào ở Washington - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bất lực của Mỹ trong cuộc chiến chống lại đại dịch

Chuyên gia Cui Lei từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR) nhận xét rằng, việc liệt các công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại không phải là một quyết định tự phát. Theo ông, đây là một phần trong chiến lược dài hạn của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

“Trên thực tế, việc đưa một số công ty Trung Quốc vào cái gọi là “danh sách đen” là kết quả của chiến lược dài hạn mà Mỹ đang thực hiện nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Ngay cả việc lựa chọn những công ty phải bị đưa vào danh sách này là kết quả của một quy trình hành chính dài. Đây không phải là các biện pháp tự phát. Đã từ lâu Hoa Kỳ thực thi chính sách kiềm chế ngành công nghệ Trung Quốc, và điều này hẩu như không liên quan đến những mâu thuẫn Trung-Mỹ hiện nay".

Nếu bạn xem kỹ trình tự thời gian diễn ra các sự kiện, thì  sẽ thấy rằng, bước ngoặt trong quan hệ My-Trung, cũng như trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc đã xuất hiện ở Washington trước khi bùng phát cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lần đầu tiên Hoa Kỳ và Trung Quốc đã triển khai các thuế quan trừng phạt vào tháng 7 năm 2018. Tuy nhiên, ngay từ năm 2017, chính quyền Trump đã công bố Chiến lược An ninh quốc gia, trong đó Trung Quốc lần đầu tiên sau nhiều năm được gọi không phải là đối tác chiến lược, mà là đối thủ chiến lược. Sau khi lên chức tổng thống, các nhà lãnh đạo Mỹ đều công bố chiến lược an ninh quốc gia, vạch ra định hướng đối ngoại và quốc phòng lâu dài cho đất nước.

Chừng nào Trung Quốc còn ở vị thế “công xưởng của thế giới” và tất cả các phát triển công nghệ và theo đó các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là đặc quyền của Hoa Kỳ, hai nước đã có nhiều điểm song trùng lợi ích để hợp tác cùng có lợi. Hoa Kỳ đã thiết kế các thiết bị điện tử, chip, vi mạch, còn việc lắp ráp được gia công cho các nhà máy Trung Quốc. Điều này đã cho phép các doanh nghiệp Mỹ một mặt giảm chi phí, và mặt khác, duy trì vai trò dẫn đầu thế giới về hàng hoá công nghệ cao.

Người biểu tình cờ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
"Một cái gì đó thật mạnh mẽ". Tại sao Trump lại dọa Trung Quốc?

Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Một số công ty Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Hiện nay, hai nhà sản xuất hệ thống giám sát video của Trung Quốc HikVision và Dahua chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu. Gã khổng lồ viễn thông Huawei cũng đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ: tập đoàn có tới 34% tổng số bằng sáng chế công nghệ 5G - nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Điều đáng chú ý là tất cả các công ty này đã lọt vào danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Trong ngắn hạn, chính sách như vậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty đó, chuyên gia Cui Lei nói.

“Tôi nghĩ rằng, lệnh trừng phạt này sẽ tác động mạnh tới các công ty Trung Quốc. Xét cho cùng, Hoa Kỳ vẫn sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là viễn thông và công nghệ sinh học. Mặc dù Hoa Kỳ chưa cấm hoàn toàn việc xuất khẩu sản phẩm của Mỹ sang Trung Quốc, nhưng điều này chắc chắn sẽ làm tăng đáng kể chi phí của các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Rốt cuộc, các công ty Mỹ phải có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, mà đây là một vấn đề lớn. Vì vậy, nhiều đối tác Mỹ có thể ngừng hợp tác với Trung Quốc. Tất nhiên, đây sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với các công ty Trung Quốc. Hơn nữa, danh sách này bao gồm tất cả các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu các công ty này không thể tiếp tục hợp tác với các đối tác Mỹ, tốc độ phát triển công nghệ của Trung Quốc chắc chắn sẽ chậm lại”.

Thật vậy, một thành phần quan trọng của các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc như chip được sản xuất chủ yếu bởi các công ty Mỹ Intel, Nvidia, Qualcomm, v.v. Do đó, nếu các công ty Trung Quốc bị tước quyền tiếp cận nguồn cung chip của Mỹ thì ở giai đoạn đầu khó có thể duy trì sản xuất. Chẳng hạn, Huawei đã dự kiến kịch bản tiêu cực có thể xảy ra, vì thế vào năm ngoái tập đoàn đã tăng gấp mấy lần lượng mua chip để làm dự trữ, và đã lấp đầy các kho hàng của mình. Được biết, bây giờ Huawei có đủ dự trữ linh kiện công nghệ cao của Mỹ để duy trì sản xuất ổn định ít nhất đến cuối năm nay.

© AFP 2023 / ISABEL INFANTESBộ định tuyến Huawei 5G
Mỹ tăng cường trừng phạt kinh tế chống các công ty Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bộ định tuyến Huawei 5G

Tuy nhiên, Bắc Kinh hiểu rõ rằng, hiện nay họ không thể dựa vào việc toàn cầu hóa chuỗi cung ứng , do đó họ cần phải phát triển năng lực công nghệ của riêng mình. Thời gian gần đây các quan chức cao cấp của Trung Quốc nói nhiều về điều đó. Chính quyền không tiếc tiền của tung ra để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu và phát triển trong nước. Vào tháng Năm, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đã nhận được 2,2 tỷ USD từ quỹ nhà nước cho sự phát triển của ngành công nghệ cao.

Bây giờ đã đến lúc khi các đối thủ thương mại, trung gian và nhà nước cùng hợp tác, để ngành công nghệ Trung Quốc đạt được sự độc lập về công nghệ và không còn phụ thuộc vào đối thủ địa chính trị. Quá trình này sẽ không nhanh chóng: theo một số chuyên gia, Trung Quốc phải mất từ ​​5 đến 10 năm để đạt được vị thế dẫn đầu thế giới về công nghệ cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала