Nga phát triển chất hấp thụ giúp làm sạch nước bị ô nhiễm phóng xạ

© Sputnik / Ramil SitdikovTrường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là DVFU)
Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là DVFU)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
VLADIVOSTOK (Sputnik) - Các nhà khoa học Đại học liên bang Viễn Đông (FEFU), phối hợp với các đồng nghiệp từ Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã phát triển một chất hấp thụ có thể làm sạch nước bị ô nhiễm phóng xạ, cũng như xử lý chất thải phóng xạ dạng lỏng, bộ phận báo chí của FEFU cho biết.

Chất hấp thụ này được tổng hợp dựa trên cơ sở bột natri tungstat (hay còn gọi là natri vonframat) (Na2WO4).

"Chất hấp thụ tổ hợp loại mới này có thể được sử dụng... trong trường hợp nồng độ phóng xạ hạt nhân nguy hiểm cao hơn mức cho phép. Trước hết nó giúp làm sạch chất thải phóng xạ dạng lỏng từ các nhà máy hạt nhân và loại bỏ hậu quả do tai nạn công nghệ hiện đại để lại. Phát kiến mới cho phép khắc phục một trong những vấn đề cấp bách về môi trường liên quan đến phóng xạ hiện nay. Các chất phóng xạ hạt nhân nguy hiểm là caesium và strontium có khả năng tích lũy trong cơ thể, sẽ được thay thế bằng chất kali và canxi", -  thông tin cho biết.
Khu vực hồ Đầm Bài - Sputnik Việt Nam
Vụ ô nhiễm nước sông Đà: Cung cấp nước sạch chưa đảm bảo phải nhận trách nhiệm

Các nhà khoa học đề xuất nung chất hấp thụ đã sử dụng trong bình gốm mật độ cao để bước tiếp theo là xử lý an toàn bằng phương pháp chôn. Các chuyên gia đã tìm ra một số phương án sử dụng chất hấp thụ: đơn giản nhất là có thể thả các hạt hấp thụ vào vùng nước bị ô nhiễm, hoặc sử dụng các viên hấp thụ dạng xốp làm chất độn để lọc nước ở dòng chảy. Chất hấp thụ này có thể sử dụng cho năm chu kỳ lọc hoặc nhiều hơn.

“Theo ý kiến của chúng tôi, tính năng của loại vật liệu hấp thụ mới không thua kém các chất tương tự được sản xuất nhờ các công nghệ đắt tiền hơn. Điều này mang lại hy vọng rằng phương pháp tổng hợp của chúng tôi sẽ được các đại diện trong ngành đánh giá có hiệu quả hơn về mặt công nghệ và ứng dụng thực tiễn”, - ông Artur Drankov, nghiên cứu sinh tại Trường Khoa học tự nhiên trực thuộc FEFU cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала