Nhà phân tích Michael Spencer của Deutsche Bank gọi Trung Quốc là “một trong số ít các nền kinh tế hiện nay vẫn còn có thể tăng trưởng”. Theo kết quả quý II (từ tháng 4 đến tháng 6/2020), GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 5-6 phần trăm. Nhu cầu trong nước gần như đã hoàn toàn phục hồi, doanh số bán xe ô tô và bất động sản đang trở lại mức bình thường.
Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là mối nguy lớn nhất đối với Trung Quốc như trước, nhà kinh tế lưu ý. Chính quyền Mỹ, đứng đầu là Tổng thống Donald Trump, quá vội vàng trong việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế mà nước này áp đặt do đại dịch coronavirus, do đó gây ra sự xuất hiện làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Kết cục là sẽ phải khôi phục các biện pháp hạn chế, điều này sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thêm và kéo theo một vòng xoáy thất nghiệp mới. Trung Quốc phụ thuộc trực tiếp vào nền kinh tế Mỹ, vì nguồn cung ứng xuất khẩu của nước này chủ yếu gắn liền với thị trường Mỹ. Do đó, các sản phẩm của Trung Quốc một lần nữa có thể sẽ không đâu có nhu cầu tiêu thụ.
Ngoài ra, việc thực hiện giai đoạn một thỏa thuận thương mại được ký kết hồi tháng Giêng giữa Bắc Kinh và Washington cũng gặp phải nguy cơ. Theo các điều khoản thỏa thuận, Trung Quốc đã cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ, chủ yếu là thực phẩm.
Tuy nhiên, do tình hình suy thoái kinh tế chung của hai nước, các chỉ tiêu quy định trong thỏa thuận có nguy cơ không đạt được, điều này có thể trở thành nguyên cớ để xuất hiện cuộc đối đầu tiếp theo, kể cả trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.