Vào cuối tháng 5, cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí thông qua dự luật này. Ngoài các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, dự luật quy định các công ty Hoa Kỳ đang hoạt động tại Tân Cương phải chặn việc sử dụng các sản phẩm của họ trong các hành động được cho là vi phạm nhân quyền tại khu vực tự trị này của Trung Quốc.
Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, vào ngày 2 tháng 6, Quốc hội đã gửi dự luật đến Nhà Trắng, và Tổng thống Donald Trump phải quyết định ký thành luật hoặc phủ quyết trong vòng 10 ngày trừ Chủ nhật. Nếu Trump dùng quyền phủ quyết, thì dự luật vẫn sẽ trở thành luật mà không có chữ ký của tổng thống.
Chắc là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ ký dự luật này, nhưng, văn kiện này sẽ không có bất kỳ tác động nào đến chính sách hiệu quả của Trung Quốc trong việc quản lý tình hình ở Tân Cương và sẽ không ngăn cản sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực này, Giáo sư Shi Yinhong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Như thường lệ, Tổng thống Trump ký các dự luật về Tân Cương được Thượng viện và Hạ viện thông qua. Hơn nữa, chính quyền hiện tại giữ lập trường cực kỳ cứng rắn đối với Trung Quốc và gây áp lực lên Bắc Kinh theo mọi hướng. Ngoài ra, chính phủ Mỹ thể hiện thái độ thù địch với Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch. Điều này có thể được thấy trong chính trị trong nước và ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần chỉ trích các biện pháp của Trung Quốc nhằm duy trì sự ổn định ở Tân Cương. Những cáo buộc này xuyên tạc và bóp méo sự thật. Đạo luật của Mỹ sẽ không có bất kỳ tác động nào đến chính sách hiệu quả của Trung Quốc trong việc quản lý tình hình ở Tân Cương và sẽ không cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực này của Trung Quốc. Trên thực tế, luật này nhằm hỗ trợ về mặt đạo đức và vật chất cho các phần tử cực đoan ở Tân Cương và bên ngoài Trung Quốc".
Mỹ liên tục thổi phồng căng thẳng xung quanh Tân Cương. Hoa Kỳ đã chọn Tân Cương làm công cụ để gia tăng áp lực chính trị đối với Trung Quốc trong khi Mỹ đang bị thất bại ở khu vực chiến lược này, nơi có Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Ấn Độ, - chuyên gia Natalia Zamaraeva từ Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết.
"Nhà Trắng đã bỏ lỡ xu hướng Trung Quốc tăng cường sự ảnh hưởng kinh tế tại khu vực này. Ngoài ra, Mỹ đã bỏ lỡ các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc. Trước hết, hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan làm tăng tầm quan trọng của Khu tự trị Tân Cương trong sự hợp tác khu vực, củng cố vai trò của Tân Cương như là một chủ thể quan trọng trong các mối quan hệ kinh tế. Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn nhờ cơ sở hạ tầng trong tam giác địa lý Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan, kết quả là tam giác này đang mang tính chiến lược. Tất cả điều này đã xảy ra trong khi Mỹ hiện diện quân sự ở Afghanistan, cũng như hiện nay khi Hoa Kỳ buộc phải rời khỏi đó. Hoa Kỳ tức giận, hung hăng nhưng bất lực trước tất cả những điều này”, - chuyên gia Nga kết luận.